Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bức tranh buồn về kinh tế nông thôn

Bức tranh buồn về kinh tế nông thôn
Ngày đăng: 05/10/2015

Thị trường đất nông nghiệp đang là một trong những trở ngại lớn của kinh tế nông thôn

Được thực hiện với quy mô 3.700 hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh trải dài trên cả nước, cuộc điều tra này cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2014, nhìn từ góc độ kinh tế, môi trường kinh doanh cho các hộ gia đình nông thôn vẫn chưa thuận lợi.

Những trở ngại chính là tiếp cận thị trường tín dụng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là thị trường đất nông nghiệp.

Tiền vẫn để mua lương thực

Xu hướng di cư mạnh mẽ của các thành viên trong gia đình nông thôn đã được biết đến từ lâu, vốn được hy vọng sẽ đem lại nguồn tài chính nhằm giúp đỡ người thân và tích lũy để lập nghiệp.

Thế nhưng câu chuyện di cư đối với các hộ nông thôn ẩn chứa một sự thật khắc nghiệt: có khoảng 1/5 số hộ trong tổng mẫu điều tra có ít nhất một thành viên di cư, chủ yếu là thành viên di cư tạm thời.

Thu nhập trung bình của người di cư là 45 triệu đồng/năm.

Gần 1/3 (30,7%) số hộ có người di cư được nhận tiền gửi về; cao hơn mức 25,4% năm 2012.

Đáng nói là khoản này chủ yếu được sử dụng vào mục đích chi lương thực, tiêu dùng khác hoặc tiết kiệm chứ không sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất

Cho thấy những người di cư mới chỉ giúp gia đình giảm đói nghèo và có được một chút tích lũy, chứ rất ít có cơ hội cải thiện căn bản nền tảng kinh tế gia đình, hiện thực hóa khả năng lập nghiệp ở quê hương.

Một điều dễ nhận thấy khác là những người dân nông thôn - vốn được coi là hồn nhiên, lạc quan hơn hẳn người đô thị – đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống theo hướng tiến dần tới cách nhìn nhận tương tự như người đô thị: bớt lạc quan hơn, cảnh giác hơn.

Mức độ tin tưởng vào người khác trong cộng đồng của người được hỏi cũng giảm trong năm 2014

. Nếu như năm 2012, có 86,1% số người được hỏi đồng ý với nhận định “hầu hết mọi người đều thật thà và đáng tin cậy” thì năm 2014 chỉ còn 81,7% đồng ý với nhận xét này.

Ngược lại, cũng ở các mốc thời gian trên, số người tin vào nhận định “trong xã bạn ở có những người bạn không thể tin tưởng được” đã tăng từ 41,5% lên 42,5%.

Nông nghiệp hàng hóa: Còn xa

Các công cụ tài chính vi mô và mạng an sinh xã hội chưa tiếp cận được với đại đa số người dân nông thôn

Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế, các chuyên gia CIEM đã cho thấy những đặc điểm xã hội phát hiện được có mối tương quan rất logic với thói quen làm ăn, buôn bán ở nông thôn.

Khoảng 50% số hộ được khảo sát chọn trồng lúa là do… quy định của địa phương! Trong hoạt động trồng trọt, có rất ít hộ sử dụng phân bón hữu cơ - chưa đến 5% - mà chủ yếu phụ thuộc vào phân hóa học, chất bảo vệ thực vật…

Tỷ lệ thương mại hóa sản phẩm trồng trọt trong mẫu điều tra là khoảng 30%, (cao hơn ở các tỉnh phía Nam và đối với các hộ sản xuất quy mô lớn).

Ngay cả với cà phê, loại nông sản được thương mại hóa cao nhất, thì cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình bán sản phẩm qua hợp đồng có thời hạn một năm trở lên.

Hầu hết giá cả được quyết định tại thời điểm bán và người mua trực tiếp chủ yếu là thương lái chứ không phải là doanh nghiệp!

Trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thủy sản, tình hình cũng tương tự. Khoảng 61% tham gia cuộc điều tra đều có tham gia chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

Các hộ này ngày càng có nhu cầu cao về thức ăn chăn nuôi và vắc xin phòng dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

Về quản lý rủi ro, có hai điểm hết sức quan trọng được nhóm nghiên cứu lưu ý, đó là quản lý rủi ro của các hộ gia đình nông thôn vẫn còn rất hạn chế và trừ bảo hiểm y tế miễn phí, còn thì các công cụ tài chính vi mô và mạng an sinh xã hội vẫn chưa tiếp cận được với đại đa số người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh

Giá tôm nguyên liệu hiện nay thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Ông Ngô Thanh Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch, Sở NN&PTNT, cho biết, hiện tôm sú loại 20 con/kg giá 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, giảm bình quân 30.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm gần 50.000 đồng so với đầu năm 2015.

05/05/2015
Huyện Tuy An thả nuôi 6ha sò huyết tại đầm Ô Loan Huyện Tuy An thả nuôi 6ha sò huyết tại đầm Ô Loan

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên và các cơ quan chức năng ở huyện Tuy An vừa thả nuôi sò huyết giống tại khu vực đầm Ô Loan. Đây là một trong hai mô hình nằm trong dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 2015 được thực hiện trên địa bàn huyện.

05/05/2015
Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ Nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ

Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.

05/05/2015
Ngư dân liên tục trúng mực cơm Ngư dân liên tục trúng mực cơm

Sau mỗi đêm ra khơi đánh bắt, ngư dân có thu nhập vài triệu đồng. Những ngày gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục trúng mực cơm.

05/05/2015
Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.

05/05/2015