Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi nhà máy xử lý thanh long bằng hơi nước nóng đi vào hoạt động, sẽ đáp ứng được yêu cầu xử lý ruồi đục quả trên thanh long. Qua đó, tạo thuận lợi để xuất khẩu nông sản sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... góp phần nâng cao giá trị cho thanh long Bình Thuận.
Được biết, ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở trong nước. Vì thế, đây là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của tất cả các nước nhập khẩu rau quả tươi trên thế giới. Theo quy định của các nước nhập khẩu rau quả, nếu rau quả bị gây hại bởi ruồi đục quả thì nông sản không được xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi chồn vòi hương (còn gọi chồn hương, chồn mướp) của ông Trương Minh Thuấn là một điển hình. Mỗi năm, ông Thuấn thu lãi hàng trăm triệu đồng

Đó là mô hình chăn nuôi gà xương đen của gia đình chị Lý Thị Chấu, dân tộc Mông (Hà Giang), mỗi năm cho thu lãi trên 60 triệu đồng.

Từ khi chuyển qua trồng sơ ri trên đất phèn, hơn 100 hộ dân ở xã Mỹ Thuận (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đã từng bước ổn định kinh tế, vươn lên khá giả.

Nhờ mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, gia đình anh Phan Trí Khái, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) có nguồn thu nhập ổn định hàng n

Đã có thú vui nuôi cá đĩa từ năm 1996 nhưng mãi năm 2006, anh Thái Văn Hiếu mới chính thức đầu tư nuôi loại cá này để kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.