Bông điên điển hút hàng

Bông điên điển được xem là loại đặc sản sạch ở ĐBSCL, được nhiều người ưa thích. Trước đây để thưởng thức các món ăn từ bông điển điển phải đợi đến mùa lũ, nhưng hiện nay người dân đã trồng được điên điển.
Chị Nguyễn Thị Đầm, ở ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng hơn 50 gốc điên điển cho biết: Sau 3 tháng trồng có thể thu hoạch và kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, những lúc thu hoạch rộ đạt từ 4 - 5kg/ngày. Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.
Điên điển là loại dễ trồng, không phân thuốc, không tốn công chăm sóc và cho thu nhập khá nên nhiều người dân trồng trong mùa khô để bán giá cao gấp 3-4 lần so với mùa lũ (khoảng tháng 9 - 10).
Có thể bạn quan tâm

Năm 1990, ông Nguyễn Hồng Khánh đưa gia đình từ tỉnh Bắc Giang vào lập nghiệp tại thôn 11, xã Ea Ô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).

Trong khi các mặt hàng nông sản khác đang khó tìm đầu ra, thì sản phẩm chuối thời điểm này lại đang thiếu hàng để xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản phẩm chuối của nước ta không đáp ứng được về mặt kích cỡ, độ đồng đều trên từng sản phẩm… theo yêu cầu của đối tác.
Sáng 5-11, tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức hội thảo phân tích đánh giá mối nguy cơ ô nhiễm và quy trình trồng mới cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP.

VN cần thay đổi lại toàn bộ chiến lược ngành chăn nuôi, đó là đề nghị của các chuyên gia, hiệp hội tại thông tin cam kết TPP trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6-11.

Ngày 5-11, Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm TP.HCM) đã xuất khẩu một container trứng vịt muối (120.000 quả) đầu tiên sang thị trường Brunei.