Bông điên điển hút hàng

Bông điên điển được xem là loại đặc sản sạch ở ĐBSCL, được nhiều người ưa thích. Trước đây để thưởng thức các món ăn từ bông điển điển phải đợi đến mùa lũ, nhưng hiện nay người dân đã trồng được điên điển.
Chị Nguyễn Thị Đầm, ở ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng hơn 50 gốc điên điển cho biết: Sau 3 tháng trồng có thể thu hoạch và kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, những lúc thu hoạch rộ đạt từ 4 - 5kg/ngày. Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.
Điên điển là loại dễ trồng, không phân thuốc, không tốn công chăm sóc và cho thu nhập khá nên nhiều người dân trồng trong mùa khô để bán giá cao gấp 3-4 lần so với mùa lũ (khoảng tháng 9 - 10).
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% - 20%.

Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.

Cũng giống như các loại gia súc khác, để lựa chọn các cá thể dê làm giống phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ). Kiểm tra cá thể con giống về các đặc điểm như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Đồng thời, phải chọn lựa dê làm giống ở những cơ sở chăn nuôi dê có uy tín, đảm bảo chất lượng.

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.