Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bồi Thường Cho Thủy Sản Chiếm 95% Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Bồi Thường Cho Thủy Sản Chiếm 95% Bảo Hiểm Nông Nghiệp
Ngày đăng: 30/06/2014

3 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, tổng số tiền bồi thường là hơn 700 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường trong lĩnh vực thủy sản chiếm gần 670 tỷ.

Tại Hội nghị tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ sáng 27/6, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố trong 3 năm qua.

Trong số hơn 300.000 hộ nông dân, tổ chức sản xuất tham gia, có 76,8% là hộ nghèo. Nghệ An là tỉnh có số lượng hộ tham gia bảo hiểm nhiều nhất chiếm 50,3%, tiếp đó là Thái Bình, Nam Định...

Tổng giá trị được bảo hiểm của cả chương trình thí điểm là 7.748 tỷ đồng chia khá đều cho ba lĩnh vực cây lúa, vật nuôi và thủy sản. Doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp sau 3 năm là 394 tỷ đồng, trong đó, phí cho lĩnh vực thủy sản chiếm nhiều nhất (218 tỷ đồng).

Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến ngày 20/6 là 701,8 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ bồi thường 178,1%. Trong đó, chủ yếu là bồi thường bảo hiểm thủy sản với tổng số tiền 669,5 tỷ đồng, chiếm hơn 95% tổng số tiền bồi thường. Báo cáo cũng cho biết, tỷ lệ bồi thường đối với thủy sản là 306%.

Xét theo địa phương, Sóc Trăng là tỉnh có số tiền thực bồi thường bảo hiểm cao nhất với hơn 250 tỷ đồng, tiếp đó là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... chủ yếu là rủi ro về bảo hiểm tôm, cá.  Nguyên nhân tổn thất lớn là do rủi ro bệnh dịch gia tăng, xảy ra trên diện rộng, đồng loạt theo mùa ở tất cả các tỉnh triển khai bảo hiểm thủy sản như bệnh gan thận mủ đối với cá, bệnh hoại tử gan tụy đối với tôm...

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được Thủ tướng quyết định triển khai từ năm 2011 nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Với những hộ nông dân, cá nhân nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm khi tham gia chương trình thí điểm. Các đối tượng khác, mức độ hỗ trợ dao động từ 20 đến 80%.


Có thể bạn quan tâm

Đặc sản vùng miền được tôn vinh tại triển lãm Thành tựu KT-XH 2015 Đặc sản vùng miền được tôn vinh tại triển lãm Thành tựu KT-XH 2015

Gian trưng bày của Hội Nông dân Việt Nam tại Triển lãm Thành tựu Kinh tế - Xã hội năm 2015 thu hút khách tham quan với hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, và các máy móc, vật tư nông nghiệp là các sáng chế nổi bật do chính người nông dân làm ra...

31/08/2015
Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

31/08/2015
Làm giàu từ kinh tế trang trại Làm giàu từ kinh tế trang trại

Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.

31/08/2015
Phát huy thế mạnh của đất đồi rừng Phát huy thế mạnh của đất đồi rừng

Tháng Tám, núi rừng Ba Tơ bạt ngàn xanh. Đó là màu xanh của ruộng mía, rẫy keo. Ông Lê Hàn Phong- Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: “Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ba Tơ đã tiếp tục phát huy thế mạnh của đất đồi rừng, trồng đa dạng cây nguyên liệu, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân...”.

31/08/2015
Doanh nghiệp vẫn mù mờ thông tin về hội nhập Doanh nghiệp vẫn mù mờ thông tin về hội nhập

Kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

31/08/2015