Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bội Thu Nhờ Trồng Dưa Lưới

Bội Thu Nhờ Trồng Dưa Lưới
Ngày đăng: 24/01/2015

Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.

Gian nan tìm đầu ra

Trên ruộng dưa lưới đang bắt đầu cho thu hoạch tại ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc), chị Nguyễn Thu Dung cho biết: 2 năm trở lại đây người trồng dưa hấu lỗ nặng, nhưng người trồng dưa lưới trên đất cát tại huyện Xuyên Mộc lại đang cho lợi nhuận từ 100-150 triệu đồng/vụ.
Vụ dưa Tết này, gia đình chị Dung trồng 4ha, năng suất đạt khoảng 30-35 tấn/ha. Ngoài bán lẻ cho người tiêu dùng tại vườn với giá 27.000 đồng/kg (loại 1), hầu hết sản phẩm được thương lái thu mua tại vườn với giá trung bình 8.000 đồng/kg.
Khoảng 10 năm trở về trước, đầu ra cho dưa lưới gặp nhiều khó khăn mặc dù người trồng dưa lưới tại Xuyên Mộc vất vả ngược xuôi chào hàng khắp nơi. Sản phẩm làm ra chủ yếu phụ thuộc thương lái mua đi xuất khẩu, còn sức tiêu thụ trên thị trường nội địa rất ít.
Nguyên nhân là do người tiêu dùng chưa quen và cho rằng dưa lưới có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cách đây 4 năm, đã có đầu mối chấp nhận tiêu thụ dưa lưới cho người trồng dưa Phước Thuận. Người trồng dưa lưới cũng đã có sáng kiến bán dưa tại ruộng và mời khách du lịch cùng đầu mối tiêu thụ tham quan ruộng dưa lưới để chứng minh dưa lưới không phải là dưa nhập khẩu.
Từ đó, dưa lưới Xuyên Mộc dần dần được “minh oan” không phải là dưa Trung Quốc… Nhiều vựa trái cây ở các thị trường lớn ở trong tỉnh và các địa phương lân cận đã chấp nhận mua dưa lưới của bà con Phước Thuận theo hình thức bao tiêu sản phẩm.
Để đưa dưa lưới đến được với người tiêu dùng, người trồng dưa đã kiên trì giới thiệu bằng nhiều cách.
Quy trình sản xuất an toàn và thân thiện
Sau khi có đầu ra cho sản phẩm, nhiều hộ trồng dưa lưới ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ các đầu mối tiêu thụ lớn cung cấp cho hệ thống siêu thị. Từ đó, diện tích trồng dưa lưới tại Phước Thuận cũng nhanh chóng tăng lên, quy trình sản xuất an toàn cũng được đầu mối tiêu thụ đưa ra cho người sản xuất áp dụng nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
“Trước khi thu hoạch, các đầu mối kiểm tra dưa rất kỹ, nếu vi phạm an toàn thực phẩm, hay quy trình sản xuất, ngay lập tức họ sẽ không thu mua. Vì vậy, người trồng dưa phải đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, nếu không sẽ bị lỗ và mất đầu mối tiêu thụ”- chị Nguyễn Thị Lan, một hộ trồng dưa lưới tại xã Phước Thuận cho biết.
Theo những người trồng dưa lưới tại Phước Thuận, giống dưa lưới thích hợp trồng trên đất cát và đạt năng suất cao nhất vào mùa khô. Việc trồng dưa lưới đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm và vốn cao. Mỗi ha đất trồng dưa lưới, người trồng dưa tốn gần 100 triệu đồng để thuê đất, phân bón, giống, tiền thuê nhân công.
Đặc biệt, quy trình sản xuất dưa lưới phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng, không để tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay dùng phân bón hóa học không đúng liều lượng, thời điểm… “Có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng dưa lưới và đầu mối bao tiêu sản phẩm, nhưng gia đình tôi chỉ trồng 4ha dưa lưới và tập trung chủ yếu vào mùa khô, nhất là dịp Tết Nguyên đán, bởi chưa đủ vốn để tăng diện tích trồng dưa”- chị Nguyễn Thị Dung chia sẻ.
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Phước Thuận, vài năm gần đây, mô hình trồng dưa lưới trên địa bàn xã đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con và diện tích trồng dưa lưới tăng dần qua các năm. Cụ thể, vụ dưa năm 2013-2014, toàn xã có khoảng 40ha, vụ 2014-2015 đã có hơn 50ha trồng dưa lưới.
“Trồng dưa lưới cho hiệu quả cao hơn so với trồng dưa hấu nên Hội Nông dân xã Phước Thuận đang phối hợp với những người có kinh nghiệm trồng dưa lưới để giới thiệu cho bà con nông dân có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm, quy trình sản xuất dưa lưới an toàn” - ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thuận cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Khó Mua Gạo Xuất Khẩu Khó Mua Gạo Xuất Khẩu

Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …

11/07/2014
Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ! Xuất Khẩu Nông Sản 6 Tháng Đầu Năm Không Quá Tệ!

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

19/06/2014
Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

11/07/2014
Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

11/07/2014
Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

19/06/2014