Bội Thu Mùa Cá Bông Lau

Đến hẹn lại lên, gió chướng về đồng nghĩa với mùa “săn” cá bông lau trên sông Hậu lại đến, khởi động từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng Tư âm lịch năm sau.
Tuy là loài di trú nhưng cá bông lau thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, đặc biệt là ở những nơi gần biển cửa Định An và Trần Đề. Vào mùa cá bông lau, trên sông Hậu, đoạn thuộc các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách (Sóc Trăng), Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), tập trung nhiều người đánh bắt cá bông lau nhất.
Mấy ngày qua, thời tiết nhiều sương mù cộng với nước kém đầu tháng nên ngư dân đánh lưới trên sông Hậu bắt được nhiều cá bông lau. Khác hơn An Giang, đa số ngư dân ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) thích săn cá bông lau bằng câu viền hoặc câu phao.
Anh Lưu Văn Nhỏ ở xã An Thanh Nhất cho biết: Muốn bắt được cá bông lau không dễ chút nào, đòi hỏi người câu phải có tay nghề cao, từng trải, rành về dòng chảy, con nước, lạch nước và thời điểm trong tháng để móc mồi thả câu. “Những ngày qua, ngay cửa sông Vàm Tấn (Đại Ngãi - Sóc Trăng), mỗi ngày tôi câu trúng được 4 - 5 con cá bông lau.
Con nhỏ trên 1kg, con lớn gần 4kg, bán cho bạn hàng chợ Đại Ngãi với giá 120.000-140.000 đồng/kg. Mùa cá bông lau năm nay, đa phần ngư dân giăng lưới dính cá lớn”, anh Nhỏ nói.
Dân chuyên nghiệp thường câu cần chứ không câu dây, vì câu cần phần lớn đều dính cá to. Anh Nguyễn Văn Hạnh ở xã Long Thới (Tiểu Cần - Trà Vinh) cho rằng: “Đầu vụ năm nay bắt được nhiều cá bông lau hơn mọi năm. Chúng tôi gần như ăn ngủ luôn trên sông, lợi dụng từng con nước để câu, tranh thủ trước khi hết mùa.
Năm ngoái thu nhập từ cá bông lau được gần 30 triệu đồng, còn năm nay chỉ mới đi được vài chuyến, nên chưa nói được điều gì. Nhưng câu được nhiều như thế này, chắc chắn ngư dân sẽ trúng đậm mùa cá bông lau”.
Có thể bạn quan tâm

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.

Sau 3 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định triển khai thu mua tạm trữ một triệu tấn gạo, thị trường lúa, gạo tại ĐBSCL đã bắt đầu tăng nhiệt trở lại.