Bồi dưỡng tay nghề dẫn tinh viên

Nhờ triển khai tốt công tác thụ tinh nhân tạo, Quảng Ngãi nâng tỷ lệ đàn bò lai đạt 56% tổng đàn
Tất cả học viên đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp thú y đang công tác tại các địa phương trong tỉnh, có tâm huyết với nghề và coi trọng công tác phát triển chăn nuôi.
Khóa học diễn ra trong 7 ngày, các học viên được giảng viên giới thiệu công tác truyền tinh nhân tạo, công tác giống bò, sinh lý sinh sản, kỹ thuật truyền dẫn tinh nhân tạo, các bệnh thường gặp trên bò...
Ông Hồ Văn Giáp, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi cho biết, kết quả thi kiểm tra lý thuyết và thực hành, 30 học viên đều đạt yêu cầu và được cấp chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm

Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.

Ông Trương Văn Te, ngụ ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà và 1 công đất ruộng, ông xây dựng bồn nuôi ba ba hơn 5 năm nay. Ngoài cung cấp ba ba thịt, gia đình ông còn cung cấp ba ba giống với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Hàng năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ bán ba ba thịt và ba ba giống.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, toàn huyện đã thả nuôi được 310ha tôm, gồm 250ha tôm thẻ chân trắng và 60ha tôm sú.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai.