Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi

Bộ trưởng Tiến cho biết, bà cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu về chất cấm, kháng sinh tồn dư không được phép ở trong các sản phẩm nông sản, trong sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Về chất Sabutamon, theo Bộ trưởng Tiến ấy là những dược phẩm rất cần thiết để điều trị cho người, nhưng quy trình về quản lý các dược phẩm này khá chặt chẽ từ nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất kinh doanh, phân phối sử dụng đều theo đơn.
Trong quá trình sử dụng các nhà nhập khẩu đều có báo cáo theo hóa đơn và các hợp đồng.
Theo Bộ trưởng Tiến, thông tin ngành y tế cho nhập khẩu 65 tấn sabutamon, thông tin này là không chính xác vì chỉ cho nhập khẩu 3,5 tấn.
Bộ trưởng Tiến cho rằng, có khả năng thương lái hoặc doanh nghiệp mua các thành phẩm của các hiệu thuốc nghiền ra để cho vào thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế lại cho rằng việc này cũng khó, bởi lẽ quy trình sản xuất thì được quản lý chặt, giá thành mua các thành phẩm đó rất cao.
Quay trở lại vấn đề, theo Bộ trưởng Tiến, nguyên nhân ở đây là người chăn nuôi muốn có lợi nhuận, đạo đức kinh doanh không được coi trọng nên cho những chất cấm vào thức ăn của gia súc.
"Qua phối hợp với Bộ NNPTNN điều tra thấy thương lái ép buộc người dân nếu muốn bán sản phẩm chăn nuôi giá thành cao thì phải cho chất tạo nạc.
Các chất cấm đó thì tăng năng suất" - Bộ trưởng Tiến nói.
Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ về cho thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến tận huyện, xã.
Tiền phạt đó theo quy định sẽ cho phép huyện, xã giữ lại để thực hiện công tác thanh tra.
Mô hình quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ trưởng Tiến còn khó khăn, mặc dù đã ban hành luật, có nghị định hướng dẫn thi hành, có quy định để xử phạt, có thông tư để phân công các bộ ngành, địa phương.
Nhưng đúng như các ĐBQH nói, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn khó khăn.
Việc mất an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân về trước mắt cũng như lâu dài mà còn ảnh hưởng đến kinh tế khi những sản phẩm xuất khẩu gặp khó khăn.
Bộ trưởng Tiến đề xuất tăng cường công tác thanh kiểm tra và tổ chức các đợt chiến dịch thanh kiểm tra quyết liệt từ liên ngành đến các địa phương.
Bộ trưởng Tiến cho biết, qua đợt thanh kiểm tra dịp Tết Trung thu cũng như đợt kiểm tra thời gian Tết Nguyên đán số mẫu kiểm nghiệm trên thực tế được lấy một cách ngẫu nhiên qua hệ thống thanh tra liên ngành từ TƯ đến địa phương thấy số mẫu vi phạm thời gian qua đã giảm từ 10 - 30% trên các mặt hàng nông sản, thực phẩm.
"Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề lớn, chính vì thế mong Quốc hội, Chính phủ và các địa phương phối hợp và trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất các chính sách, kể cả về bộ máy" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng. Hiện nay, tại một số vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh đã xuất hiện tình trạng tôm chậm lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.

Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.