Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trụ Vững Với Nghề Hậu Cần Cá Tra

Trụ Vững Với Nghề Hậu Cần Cá Tra
Ngày đăng: 18/12/2014

Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.

Hiểu nghề

Công ty AFA ra đời vào năm 2007, thời điểm mà ngành công nghiệp cá tra đang ở thời kỳ “cực thịnh”.

Ngoài việc kinh doanh cá nguyên liệu, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các nhà máy ở ĐBSCL, AFA còn làm đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa, mua bán xăng dầu.

Ở dịch vụ vận chuyển cá, công ty sở hữu 10 chiếc ghe trọng tải từ 8 – 30 tấn và thuê thêm 15 chiếc để làm công việc vận chuyển cá từ ao nuôi về nhà máy.

Hàng ngày, AFA luôn phấn đấu đưa tỉ lệ cá hao hụt xuống mức thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà máy.

Thời cực thịnh của con cá tra, ở ĐBSCL có trên 50 công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển. Song, đến nay, số DN vận chuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ đã phá sản hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

“Nghề vận chuyển nguyên liệu không hề đơn giản. Muốn làm nghề này thì mình phải hiểu nó. Tại sao có đơn vị vận chuyển cá từ ao về nhà máy, tỷ lệ hao hụt rất thấp, có đơn vị khi vận chuyển mà tỷ lệ cá chết lên đến 20 – 35%?”- ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty AFA, tâm sự.

Hơn 30 năm sống với nghề, ông Nghiệp là người hiểu rõ đặc tính sinh học của con cá tra. Cái hay của ông là vừa làm dịch vụ vận chuyển, vừa tư vấn giúp cho các chủ hầm kỹ năng nuôi cá, kinh nghiệm trong điều trị bệnh nên được ngư dân trong và ngoài tỉnh tín nhiệm.

“Nói về con cá tra, ông hai Nghiệp là người dầy dặn kinh nghiệm, hiểu rất sâu sắc về đặc tính của con cá. Trong kinh doanh, ông đã áp dụng phương châm lấy chữ “tín” để dựng nghiệp, chính vì vậy mà ông trụ vững, đưa công ty phát triển đến ngày hôm nay” – ông Trần Văn Thành, ngư dân nuôi cá TP. Châu Đốc, nhận xét.

Làm ăn chân chính

Từ năm 2000 – 2012, nghề nuôi và chế biến cá tra ở ĐBSCL trải qua nhiều thăng trầm. Là người tham gia làm dịch vụ hậu cần nghề cá, ông hai Nghiệp luôn biết chia sẻ khó khăn với ngư dân và các nhà máy chế biến.

“Khi nguyên liệu cung - cầu mất cân đối, giá cá trên thị trường tăng giảm bất thường, lẽ ra trong kinh doanh, người ta lợi dụng tình huống này để “đè giá”, sẵn sàng “bẻ kèo” khi hợp đồng đã ký thì ông Nghiệp luôn thực thi đúng với hợp đồng. Trong kinh doanh, làm ăn chân chính hay không là ở chỗ này” – ông Phan Thành Nam, ngư dân xã Khánh Hòa (Châu Phú), nói.

Từ năm 2013 trở về trước, giá xăng dầu được các đầu mối nhập khẩu liên tục điều chỉnh tăng. Những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển ngay lập tức tiến hành “đàm phán” với nhà máy, đòi tăng đơn giá vận chuyển. Riêng AFA thì không, vẫn “gồng mình” chia sẻ khó khăn cùng nhà máy. Đây chính là sự “khác biệt” trong đường hướng, chiến lược kinh doanh của công ty.

“Nghề vận chuyển cá có rất nhiều thủ thuật gian lận. Nào là gian lận trong quá trình cân, cá bị mất trên đường vận chuyển. Một số đơn vị thông đồng với giám sát nhà máy, trước khi đưa cá lên chế biến đã cơi ghe đục lên cao để cá khát nước, sau đó hạ đục xuống để cá hớp nước đầy bụng (cân cho nặng), sau đó mang lên cân cho nhà máy. Đủ hình thức gian lận nhưng ở AFA không làm việc này” – ông Trần Long Biên, Giám đốc Công ty Dịch vụ vận chuyển Nam Sông Hậu, nhận xét.

Kinh doanh trên sự “khác biệt” giúp AFA tồn tại trên thương trường đến ngày hôm nay. Đó cũng là yếu tố giúp DN đứng vững trong thời buổi khó khăn.

“Phương châm kinh doanh của Công ty AFT là win-win (chiến thắng – chiến thắng). Ở đây không có việc mạnh được, yếu thua… Đây cũng chính là “bí quyết” mà họ “trụ vững” được trên thương trường thông qua dịch vụ và ngành nghề mà họ đang kinh doanh. Ông hai Nghiệp là người lấy chữ “tín” để dựng nghiệp ” – ông Trần Đình Thi, ngư dân quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), đánh giá.

Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Tru-vung-voi-nghe-hau-can-ca-tra.html


Có thể bạn quan tâm

Khi thương lái Trung Quốc cài bẫy Khi thương lái Trung Quốc cài bẫy

Hiện nay, cam non thái lát phơi khô ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị thổi giá lên rất cao, khả năng những người thu gom sẽ gặp cảnh mắc bẫy thương lái Trung Quốc là rất lớn.

14/05/2015
Việt Nam-Venezuela-Cuba tăng cường hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Venezuela-Cuba tăng cường hợp tác nông nghiệp

Chủ tịch Fidel Castro mong muốn và chúc quan hệ hợp tác Việt Nam – Cuba – Venezuela ngày càng đơm hoa, kết trái trong công cuộc phát triển đất nước thời gian tới.

14/05/2015
Úc chính thức mở cửa đón trái vải Việt Nam Úc chính thức mở cửa đón trái vải Việt Nam

Sau 12 năm đăng ký, giờ đây VN có thể xuất trái vải tươi sang Úc, trang tin Cơ quan Truyền thông quốc gia Úc ABC cho biết ngày 12-5.

14/05/2015
Thịt ngoại chiếm thị trường nội Thịt ngoại chiếm thị trường nội

Trong khi dưa hấu, hành tím phải cậy tới lòng hảo tâm của người tiêu dùng nội thì ngay tại các siêu thị, chợ cóc, hàng ngoại nhập được bán tràn lan. Đến cả tim, pín, lưỡi bò; tăm bông; dầu gội ngoại... cũng lấn lướt “sân nhà”.

14/05/2015
Lô thủy sản đầu tiên được cấp chứng thư điện tử xuất sang EU Lô thủy sản đầu tiên được cấp chứng thư điện tử xuất sang EU

Ngày 13/5, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống Chuyên môn và Kiểm soát Thương mại (TRACES) do Cục cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản sang thị trường EU.

14/05/2015