Bộ NN-PTNT hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng cây mắc ca

Theo yêu cầu của Bộ NN-PTNT, cây mắc ca phải được trồng ở những nơi có nhiệt độ thích hợp nhất vào khoảng 20-250C, với lượng mưa bình quân năm từ 1.600 - 2.500mm. Nơi trồng cần cao hơn mặt nước biển 10 - 20m và ít có gió phơn Lào, sương muối, mưa phùn. Không được trồng mắc ca ở những nơi đất cát, ngập úng hoặc chua phèn.
Trong kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản hạt mắc ca yêu cầu phải thu hoạch ngay khi trái chín, sau đó bóc vỏ trong vòng 24 giờ và đưa vào làm khô, không để hạt bị xây xát làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân. Hạt cần chế biến ngay, nếu chưa thể làm ngay cần được bảo quản bằng cách cho vào thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc cho vào túi hút chân không, bảo quản nơi thoáng mát.
Có thể bạn quan tâm

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.