Bơ Lâm Đồng được giá, nông dân mừng ra mặt

Ven quốc lộ 20 từ TP Đà Lạt về Đại Lào (TP Bảo Lộc), các điểm mua bán bơ mọc lên san sát. Những cơ sở bơ tại huyện Đức Trọng luôn tấp nập thu mua, đóng gói bơ để chuyển đi các nơi tiêu thụ.
Chị Mỹ Nguyên, một thương lái có thâm niên trên 10 năm thu mua bơ ở huyện Đức Trọng, cho biết mỗi ngày chị thu mua khoảng 6-7 tấn bơ, với giá khoảng 25.000 đồng/kg. “Với giá này, bà con nông dân đã có lãi nên ai nấy đều vui mừng. Thấy bà con trúng mình cũng vui lây” – chị Nguyên chia sẻ.
Các tiểu thương ở chợ Đà Lạt cho hay bơ bán ở đây từ tháng 4 đến tháng 7. Giá bơ loại 1 từ 45.000 - 55.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, loại 3 thì 30.000 - 40.000 đồng/kg. “Một ngày bán trung bình cũng được gần 1 tạ, chủ yếu du khách du lịch chứ ít khi người dân địa phương mua” - một tiểu thương cho biết.
Hiện tại, Lâm Đồng có 4 giống bơ được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng với kiểu truyền thống là thả hột vào lòng đất hoặc làm bầu. Các loại bơ được nông dân trồng nhiều ở 2 huyện Đức Trọng và Di Linh.
Bơ vào mua thu hoạch rộ nhưng không rớt giá giúp người trồng có thu nhập khá
Việc áp dụng quy trình canh tác bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP đã đưa năng suất của trái bơ cao gấp 120% so với canh tác theo tập quán cũ và mang lại hiệu quả kinh tế hơn 400triệu /ha.
Khoảng tháng 8 âm lịch, khi mùa thu hoạch bơ ở Di Linh, Bảo Lộc đã hết, những thương lái phải lặn lội đến những vùng Xuân Trường, Trạm Hành (TP Đà Lạt) để thu mua bơ ngịch mùa với giá khá cao, từ 60.000 – 70.000 đồng/kg.
Các tiểu thương mang bơ ra chợ Đà Lạt bán lẻ
Khi bơ tại đây Xuân Trường hết, thương lái tiếp tục tìm đến những vùng Phú Sơn, Tân Hà, Nam Ban, huyện Lâm Hà để tiếp tục thu mua. Vì thế thị trường đều có bơ tiêu thụ suốt cả năm dù giá cả từng thời điểm không giống nhau.
Có thể bạn quan tâm

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.