Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...
Trong những tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêm phòng các loại bệnh đợt II cho đàn heo, trâu, bò. Trong đó, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo, trâu, bò là trên 66.000 con; tiêm lở mồm long móng cho đàn heo, trâu, bò là 13.000 con. Đối với bệnh tai xanh, đã tiêm cho 16.000 con heo; tiêm dịch tả cho đàn heo 62.000 con. Riêng tiêm phòng cúm gia cầm đợt II cho vịt, gà là 3,2 triệu con.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng đã thực hiện tốt khâu cấp sổ quản lý đối với các đàn vịt chạy đồng nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp được gần 2.200 sổ.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

Do nguồn nước đầm Thị Nại bị ngọt hóa nên vụ nuôi tôm năm nay đến hết tháng 4.2015 huyện Tuy Phước (Bình Định) mới cơ bản thả xong tôm giống vào nuôi trên diện tích 965 ha, muộn hơn 1 tháng so với lịch thời vụ.

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.