Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.
Điển hình là hộ ông Đặng Văn Công, ngụ khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, với 2,3 ha đất vườn trồng trên 1.500 gốc cây ăn trái các loại như: Xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, măng cụt, thanh long, dừa sáp, bưởi da xanh…Nhờ trồng đa dạng các chủng loại nên cho thu hoạch quanh năm.
Năm 2005, ông mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn cây ăn trái theo hướng du lịch sinh thái, đến nay "Vườn du lịch sinh thái Ba Cống" đã được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo khách du lịch gần xa.
Hằng năm, lợi nhuận từ vườn và mô hình du lịch sau khi trừ chi phí đạt từ 300 đến 350 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 đến 15 lao động địa phương.
Bình Thủy là một trong những quận trung tâm của TP Cần Thơ, tuy nhiên diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn còn khá lớn, với gần 2.400 ha. Thời gian tới, Phòng Kinh tế quận Bình Thủy tiếp tục hỗ trợ nông dân ứng dụng các kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn, khuyến khích nông dân trồng các loại cây cho trái ngon, đặc sản theo hướng sản xuất sạch gắn với phát triển du lịch để tạo thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).