Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Vươn Xa Cá Tầm Đa Mi

Bình Thuận Vươn Xa Cá Tầm Đa Mi
Ngày đăng: 10/04/2012

Trung tuần tháng 3/2012, tôi về dự một đám cưới ở Tánh Linh, trong thực đơn hôm ấy có món cá tầm cuốn giấy bạc nướng ăn rất ngon. Tiệc cưới hôm ấy có rất nhiều khách ở các tỉnh thành khác đến dự khi dùng món cá tầm đã rất ngạc nhiên. Khách ngạc nhiên cũng phải, bởi món cá tầm được xếp vào loại thực phẩm cao cấp, đắt tiền, chỉ một số nhà hàng cao cấp mới bán. Tuy nhiên, khi biết cá tầm được nuôi ở hồ Đa Mi (Bình Thuận) và là món đặc sản thì nhiều người đã “ồ” lên thích thú… Nhiều khách nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng khi biết Bình Thuận có món đặc sản cá tầm Đa Mi.

Đã 8 giờ hơn, nhưng trên lòng hồ Đa Mi vẫn còn lớp sương mỏng mờ phủ quyện trong nắng vàng. Anh Nguyễn Hữu Tuấn – Phó Giám đốc sản xuất Công ty cổ phần Tầm Long Đa Mi đưa chúng tôi thăm những lồng bè nuôi cá tầm. Tới giờ “ăn sáng” nên trong lồng bè nhiều con vẫy vùng bơi lượn chờ mồi. Trên lòng hồ Đa Mi, công ty đang nuôi 8 loại cá russian, siberi, beluga, bester, loro, stalet, veslonos, sterbel. Anh Tuấn giải thích, mỗi loại cá xuất phát từ các vùng, nước khác nhau nên có giá trị khác nhau, mặc dù đã “thuần hóa” nuôi ở Đa Mi nhưng giờ giấc cho chúng ăn cũng khác nhau. Anh Tuấn, người đã nhiều năm “ăn ngủ” cùng con cá tầm Đa Mi từ khi Công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam nuôi thử nghiệm ở Lâm Đồng rồi “di cư” xuống Đa Mi nên rất rành.

Nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện Đa Mi

Khoảng năm 2008 cá tầm được nuôi thử nghiệm ở lòng hồ thủy điện Đa Mi. Qua một thời gian thấy nuôi thích hợp, cá phát triển tốt nên công ty đã mở rộng quy mô nuôi trên diện rộng. Công ty phải thuê chuyên gia nước ngoài chăm sóc cá, ban đầu công ty chấp nhận “âm vốn”, đến cuối năm 2010 khi cá tầm Đa Mi vươn xa xuất khẩu đi các nước, công ty mới có lãi. Không dừng lại nuôi cá thương phẩm, công ty đã nghiên cứu và nuôi thành công cá tầm để lấy trứng xuất khẩu. Ông Trương Lộc – Giám đốc Công ty cổ phần Tầm Long Đa Mi cho biết: Hiện nay công ty đang nuôi 400 lồng trên diện tích 3 ha. 

Năm 2011 công ty xuất khẩu 100.000 kg cá thương phẩm, 100 kg trứng cá tầm. Dự kiến năm 2012 công ty sẽ đầu tư nuôi thêm 200 lồng với diện tích 72.000 m2, dự kiến sẽ xuất khẩu 200.000 kg cá thương phẩm và 400 kg trứng cá tầm… Theo ông Lộc, giá cá tầm thương phẩm hiện thời xuất tại chỗ 300.000 đồng/kg, trứng cá tầm từ 2.000 – 3.000 USD/kg (tùy loại). Cùng với việc đầu tư mở rộng diện tích nuôi cá tầm, công ty đang xúc tiến dự án phát triển theo mô hình nông – lâm – ngư – du lịch sinh thái quanh lòng hồ Đa Mi. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong vài năm tới, lúc ấy xã miền núi Đa Mi sẽ “cất cánh” phát triển kinh tế - xã hội…

Có thể bạn quan tâm

Đánh bắt thủy sản bằng lờ dây trên đầm thủy triều chưa xử lý dứt điểm Đánh bắt thủy sản bằng lờ dây trên đầm thủy triều chưa xử lý dứt điểm

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

04/09/2015
Giám sát chặt ổ dịch cúm gia cầm Giám sát chặt ổ dịch cúm gia cầm

Đàn gà 1.048 con (40 ngày tuổi) của một hộ ở ấp Trung Trạch (xã Trung Thành - Vũng Liêm - Vĩnh Long) được phát hiện bị cúm gia cầm vào ngày 19/8/2015. Chủ hộ đã tự tiêu hủy 392 con, do BCĐ chống dịch của huyện đã tiêu hủy 656 con còn lại.

04/09/2015
Trình diễn 13 mô hình cánh đồng sinh thái Trình diễn 13 mô hình cánh đồng sinh thái

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đang triển khai trình diễn 13 mô hình ruộng lúa - bờ hoa (hay còn gọi là cánh đồng sinh thái) ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trình diễn trên lúa hè thu 11 điểm, lúa cao sản 2 điểm, mỗi điểm trình diễn 1ha.

04/09/2015
Xây dựng cánh đồng lớn cà phê Xây dựng cánh đồng lớn cà phê

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.

04/09/2015
Triển vọng của giống lúa đặc sản Lấp Vò Triển vọng của giống lúa đặc sản Lấp Vò

Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

04/09/2015