Trình diễn 13 mô hình cánh đồng sinh thái
Mô hình cánh đồng sinh thái thực hiện bằng cách trồng hoa thu hút thiên địch, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa.
Các loài hoa được trồng là hoa soi nhái, vạn thọ, xuyến chi, cúc mặt trời, trâm ổi, hoa mười giờ… trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.
Áp dụng mô hình cánh đồng sinh thái, nông dân giảm chi phí thuốc trừ sâu khoảng 50%, năng suất lúa đạt cao, tăng thu nhập 2 - 3 triệu đồng/ha/vụ so với ruộng ngoài mô hình. Đồng thời, quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu, không để bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa cùng nhiều dịch bệnh khác...
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…

Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 anh Nguyễn Xuân Duy, xã Đức Thắng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) về công tác ở Sở Thông tin – Truyền thông. Sau một thời gian làm ở cơ quan Nhà nước, “bỗng dưng” anh Duy xin nghỉ việc để về quê làm một anh nông dân “chân lấm, tay bùn”.