Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).
Báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh về tiến độ thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long cho biết: Từ cách làm hiệu quả hai mô hình vệ sinh vườn và tiêu hủy cành bệnh thí điểm ở xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bằng phương pháp ủ cành và trái thanh long bị bệnh với chế phẩm BIO – ADB cộng với vôi bột do Chi Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Đến nay, Bình Thuận đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thêm 4 mô hình với diện tích 20 ha tại xã Tân Thuận, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc); thị trấn chợ Lầu (Bắc Bình).
Đồng thời cấp phát thuốc cho các hộ tham gia mô hình và tổ chức 4 lớp tập huấn tại các địa phương có 133 hộ tham gia. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, phát hơn 1.500 tờ rơi hướng dẫn nông dân cách thức phòng trừ bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành quả thanh long bị bệnh….
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, kết quả thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu tiến độ còn chậm, chưa thật sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền chưa tập trung đúng mức, một bộ phận người trồng thanh long còn chưa nắm rõ nguồn gốc bệnh đốm nâu ỷ lại vào thuốc điều trị; chưa tin tưởng vào quy trình phòng chống bệnh đốm nâu của ngành chức năng khuyến cáo.
Hiện nay, bệnh đốm nâu chưa có thuốc đặc trị, Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng trừ: ra quân chặt, tỉa cành bệnh tiêu hủy nguồn bệnh một cách đồng loạt từ nhà vườn đến nơi công cộng nhằm cắt nguồn bệnh trong tháng cao điểm này. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin cho nông dân rõ để nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Ngoài ra, việc liên kết các hộ dân NTTS còn giúp cho việc điều tiết cống tiêu thoát nước vùng nuôi bảo đảm tính mùa vụ sản xuất, tham gia quản lý giống thủy sản du nhập vào vùng nuôi... đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các hộ dân trong quá trình NTTS để đạt năng suất, sản lượng cao.

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.