Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).
Báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh về tiến độ thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long cho biết: Từ cách làm hiệu quả hai mô hình vệ sinh vườn và tiêu hủy cành bệnh thí điểm ở xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bằng phương pháp ủ cành và trái thanh long bị bệnh với chế phẩm BIO – ADB cộng với vôi bột do Chi Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Đến nay, Bình Thuận đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thêm 4 mô hình với diện tích 20 ha tại xã Tân Thuận, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc); thị trấn chợ Lầu (Bắc Bình).
Đồng thời cấp phát thuốc cho các hộ tham gia mô hình và tổ chức 4 lớp tập huấn tại các địa phương có 133 hộ tham gia. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, phát hơn 1.500 tờ rơi hướng dẫn nông dân cách thức phòng trừ bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành quả thanh long bị bệnh….
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, kết quả thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu tiến độ còn chậm, chưa thật sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền chưa tập trung đúng mức, một bộ phận người trồng thanh long còn chưa nắm rõ nguồn gốc bệnh đốm nâu ỷ lại vào thuốc điều trị; chưa tin tưởng vào quy trình phòng chống bệnh đốm nâu của ngành chức năng khuyến cáo.
Hiện nay, bệnh đốm nâu chưa có thuốc đặc trị, Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng trừ: ra quân chặt, tỉa cành bệnh tiêu hủy nguồn bệnh một cách đồng loạt từ nhà vườn đến nơi công cộng nhằm cắt nguồn bệnh trong tháng cao điểm này. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin cho nông dân rõ để nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.

Sáng ngày 1/7, anh Nguyễn Văn Dự (nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, phường 12, Đà Lạt) không nhận ra vườn Atiso do mình trồng vì chỉ qua một đêm hơn 3.000 cây Atiso đã bị trộm nhổ sạch.

Cô Nguyễn Thị Thu (xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) cho biết, giá nấm rơm hiện khá cao, từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trên diện tích 2.000m2 trồng nấm, mỗi ngày gia đình cô thu hoạch từ 250 – 300kg, trừ các khoản chi phí lãi gần 50 triệu đồng/vụ.

Nắng nóng kéo dài khiến các diện tích ngô của người dân ở các xã Tân Long, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ (Nghệ An) bị mất mùa nghiêm trọng, người dân buộc lòng phải bán tháo ngô cây để giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Đó là cặp dưa hấu được anh Phạm Văn Chơn (ngụ tổ 26, ấp Bình Phú, xã Hòa An, Chợ Mới, An Giang) mua về từ chợ Lấp Vò (Đồng Tháp) ngày 28 tháng chạp 2014. Đây là loại dưa vỏ xanh, ruột đỏ, có trọng lượng 5 kg/quả, với giá 3.000 đồng/kg. Sau khi để chưng trên bàn thờ vào dịp Tết, anh Chơn quên bẵng đến 2 tháng sau Tết, anh mới lấy một quả ra xẻ ăn, vỏ dưa còn rất giòn, ruột dưa đỏ, ngọt và mọng nước.