Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thanh Long

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.
Tính từ năm 2011 đến nay, Bình Thuận chỉ mới xuất 256 tấn thanh long vào thị trường Hàn Quốc. Đây vốn là một thị trường khó tính, thanh long muốn có mặt ở nơi này phải qua xử lý hơi nước nóng (gia nhiệt). Hàng rào kỹ thuật là rào cản khiến thanh long Bình Thuận có mặt hạn chế ở thị trường này. Tuy nhiên, sắp tới tình hình sẽ chuyển biến tích cực. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hồng Ân.
Doanh nghiệp này đã đầu tư và đang vận hành Nhà máy gia nhiệt thanh long tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình. Nhà máy sẽ xử lý trái thanh long tươi bằng hơi nước nóng để xuất vào thị trường Hàn Quốc theo đường chính ngạch. Quy mô xuất khẩu theo giấy chứng nhận lên đến 1.200 tấn/năm. Dự kiến, ngay trong tháng 7 tới đây, lô hàng đầu tiên sẽ được xuất đi. Bước chuyển này sẽ là tiền đề tích cực để thanh long Bình Thuận tiếp tục có mặt ở nhiều thị trường khó tính.
Sau Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản cũng đang được doanh nghiệp hướng đến. Sắp tới, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ sang kiểm tra nhà máy gia nhiệt thanh long ở xã Hải Ninh. Đây là cơ sở để Công ty Hồng Ân tiếp tục được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý trái cây bằng hơi nước nóng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nếu được cấp giấy chứng nhận, thanh long Bình Thuận sẽ xuất khẩu sang thị trường này với sản lượng 3.000 tấn/năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện khoảng 70 – 80% sản lượng thanh long Bình Thuận được xuất sang thị trường Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, trong khi đó xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ít đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.