Bình Thuận Khuyến Khích Ngư Dân Khai Thác Hải Sản Xa Bờ

Tỉnh Bình Thuận chủ trương khuyến khích ngư dân đầu tư đóng thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến hải sản trên biển.
Đồng thời nhân rộng các mô hình như tổ tàu thuyền đoàn kết, nghiệp đoàn tàu cá, để liên kết giúp nhau đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. Tỉnh cũng chủ trương kết hợp khai thác với đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường.
Nhằm nâng cao năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ, ba năm qua, ngư dân trong tỉnh đã huy động các nguồn vốn, đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đóng mới tàu công suất lớn; gần 700 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 2.000 tàu công suất 90 CV trở lên.
Hiện nay, Bình Thuận có hơn 7.500 tàu, thuyền khai thác hải sản; riêng huyện đảo Phú Quý có gần 1.120 tàu, thuyền với 6.050 lao động chuyên đánh bắt và làm dịch vụ thu mua hải sản. Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt 78.748 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng đạt 6.487 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.