Bình Thuận chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn

Số đàn heo trong các trang trại vẫn duy trì được tính ổn định với trên 61,5 ngàn con. Các doanh nghiệp chăn nuôi heo ngày càng phát triển, tổng đàn của các doanh nghiệp trên 26,1 ngàn con (tăng gần 11% so cùng kỳ). Quy mô bình quân một trang trại đạt 1.398 con (tăng 63 con so cùng kỳ). Bình quân một doanh nghiệp đạt 6.528 con (tăng 643 con). Các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Tân (23 trang trại với 51.428 con) và huyện Đức Linh (16 trang trại, với 6.199 con).
Tương tự đàn heo, các trang trại gia cầm phát triển ổn định. Toàn tỉnh có 8 trang trại với 100,8 ngàn con, chiếm 7,1 tổng đàn (cùng kỳ năm trước chiếm 3,87%). Hiện đã có 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm, với 40 ngàn con, chiếm 2,77% so tổng đàn. Đàn trâu, bò phát triển ổn định, tổng đàn trên 173 ngàn con.
Việc chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang hướng quy mô lớn với việc hình thành các doanh nghiệp, trang trại, gia trại phản ánh xu thế chuyển dịch đúng hướng của ngành chăn nuôi của tỉnh, tạo ra khối lượng, chủng loại hàng hóa lớn và có điều kiện hơn trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con giống, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, thời gian qua cũng không ít cơ sở chăn nuôi lớn, nhất là chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khối lượng chất thải nhiều, gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, cần quy hoạch các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn xa khu dân cư, xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ sở vi phạm…
Từ sau tết đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm với gia súc, gia cầm. Giá cả các loại gia súc, gia cầm đều ổn định. Đây là điều kiện tốt để người chăn nuôi mua con giống phục vụ tái đàn. Hiện nay điều kiện để phát triển đàn heo có nhiều thuận lợi, nhờ nguồn cung ứng con giống tại chỗ khá phong phú và giá cả hợp lý. Điều cần lưu ý người chăn nuôi là hiện nay trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng, sức đề kháng vật nuôi giảm, dễ bị mắc bệnh. Do đó cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, chú trọng công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; chuồng trại chăn nuôi sau khi xuất bán, chuẩn bị thả lứa mới cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.