Bình Thuận chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn

Số đàn heo trong các trang trại vẫn duy trì được tính ổn định với trên 61,5 ngàn con. Các doanh nghiệp chăn nuôi heo ngày càng phát triển, tổng đàn của các doanh nghiệp trên 26,1 ngàn con (tăng gần 11% so cùng kỳ). Quy mô bình quân một trang trại đạt 1.398 con (tăng 63 con so cùng kỳ). Bình quân một doanh nghiệp đạt 6.528 con (tăng 643 con). Các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Tân (23 trang trại với 51.428 con) và huyện Đức Linh (16 trang trại, với 6.199 con).
Tương tự đàn heo, các trang trại gia cầm phát triển ổn định. Toàn tỉnh có 8 trang trại với 100,8 ngàn con, chiếm 7,1 tổng đàn (cùng kỳ năm trước chiếm 3,87%). Hiện đã có 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm, với 40 ngàn con, chiếm 2,77% so tổng đàn. Đàn trâu, bò phát triển ổn định, tổng đàn trên 173 ngàn con.
Việc chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang hướng quy mô lớn với việc hình thành các doanh nghiệp, trang trại, gia trại phản ánh xu thế chuyển dịch đúng hướng của ngành chăn nuôi của tỉnh, tạo ra khối lượng, chủng loại hàng hóa lớn và có điều kiện hơn trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con giống, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, thời gian qua cũng không ít cơ sở chăn nuôi lớn, nhất là chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khối lượng chất thải nhiều, gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, cần quy hoạch các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn xa khu dân cư, xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ sở vi phạm…
Từ sau tết đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm với gia súc, gia cầm. Giá cả các loại gia súc, gia cầm đều ổn định. Đây là điều kiện tốt để người chăn nuôi mua con giống phục vụ tái đàn. Hiện nay điều kiện để phát triển đàn heo có nhiều thuận lợi, nhờ nguồn cung ứng con giống tại chỗ khá phong phú và giá cả hợp lý. Điều cần lưu ý người chăn nuôi là hiện nay trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng, sức đề kháng vật nuôi giảm, dễ bị mắc bệnh. Do đó cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, chú trọng công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; chuồng trại chăn nuôi sau khi xuất bán, chuẩn bị thả lứa mới cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
Có thể bạn quan tâm

Thời buổi công nghệ thông tin, chỉ một chiếc điện thoại di động là có thể biết được tất tật thông tin từ hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Vậy mà đối với các hộ nuôi trồng thủy sản lại mất trắng cơ nghiệp do… nghẽn thông tin dự báo thời tiết. Chuyện tưởng lạ nhưng lại có thật 100% đối với rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh sau cơn bão số 5 và số 6.

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.