Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tuy nhiên, tại một số phường, xã ngư dân vẫn hành nghề bất chấp lệnh cấm. Bẫy vẫn tràn ngập tại các khu du lịch, các vùng bị cấm thả. Thậm chí nhiều nơi còn chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.
Tại các phường Hàm Tiến, Mũi Né, Hưng Long và xã Tiến Thành, nhiều khu vực cấm vẫn được ngư dân đặt bẫy, làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường nước tại các bãi tắm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, gây cản trở việc lưu thông của các tàu thuyền khi ra khơi.
Trước thực trạng trên, ngày 20 và 21/11, thành phố Phan Thiết phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết - Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tổ chức cưỡng chế tháo gỡ bẫy tại khu vực biển xã Tiến Thành. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo gỡ và thu giữ khoảng 4.000m dây bẫy. Tiếp đó, ngày 26/11, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra và tháo gỡ tại các khu vực cấm tại phường Hàm Tiến. Khi thấy lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ở đây đã xin được tự nguyện tháo gỡ.
Ngày 27/11, khi tiến hành tháo cưỡng chế tại phường Mũi Né, lực lượng chức năng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo gần 50 người dùng thuyền thúng, ghe ra cản trở. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, tuyên truyền nhưng nhiều đối tượng vẫn đe dọa, cản trở.
Nhiều đối tượng quá khích của phường Mũi Né chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành tháo bẫy
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại phường Mũi Né.Năm 2013 trong khi tiến hành làm nhiệm vụ tại đây, lực lượng chức năng cũng bị nhiều đối tượng cản trở, thậm chí dùng gạch, đá ném cả những người làm nhiệm vụ. Theo một cán bộ phường cho biết, trước khi tháo gỡ, phường đã mời các hộ lên để tuyên truyền, vận động tuy nhiên họ vẫn giả như không nghe, không biết và cố tình chống đối.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/phap-luat/cam-bay-tom-hum-con-nhieu-doi-tuong-van-co-tinh-chong-doi.html
Có thể bạn quan tâm

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa giống cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) từ miền Nam về trồng thử nghiệm.

5 năm trước, khi giống thanh long ruột trắng gần như bị quên lãng trong suy nghĩ của nhiều nông dân, thì vợ chồng anh Mai Lam Phương (ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) lại có ý tưởng phục tráng giống thanh long ruột trắng sinh thái, chịu mặn, chất lượng cao.

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.