Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tuy nhiên, tại một số phường, xã ngư dân vẫn hành nghề bất chấp lệnh cấm. Bẫy vẫn tràn ngập tại các khu du lịch, các vùng bị cấm thả. Thậm chí nhiều nơi còn chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.
Tại các phường Hàm Tiến, Mũi Né, Hưng Long và xã Tiến Thành, nhiều khu vực cấm vẫn được ngư dân đặt bẫy, làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường nước tại các bãi tắm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, gây cản trở việc lưu thông của các tàu thuyền khi ra khơi.
Trước thực trạng trên, ngày 20 và 21/11, thành phố Phan Thiết phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết - Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tổ chức cưỡng chế tháo gỡ bẫy tại khu vực biển xã Tiến Thành. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo gỡ và thu giữ khoảng 4.000m dây bẫy. Tiếp đó, ngày 26/11, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra và tháo gỡ tại các khu vực cấm tại phường Hàm Tiến. Khi thấy lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ở đây đã xin được tự nguyện tháo gỡ.
Ngày 27/11, khi tiến hành tháo cưỡng chế tại phường Mũi Né, lực lượng chức năng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo gần 50 người dùng thuyền thúng, ghe ra cản trở. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, tuyên truyền nhưng nhiều đối tượng vẫn đe dọa, cản trở.
Nhiều đối tượng quá khích của phường Mũi Né chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành tháo bẫy
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại phường Mũi Né.Năm 2013 trong khi tiến hành làm nhiệm vụ tại đây, lực lượng chức năng cũng bị nhiều đối tượng cản trở, thậm chí dùng gạch, đá ném cả những người làm nhiệm vụ. Theo một cán bộ phường cho biết, trước khi tháo gỡ, phường đã mời các hộ lên để tuyên truyền, vận động tuy nhiên họ vẫn giả như không nghe, không biết và cố tình chống đối.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/phap-luat/cam-bay-tom-hum-con-nhieu-doi-tuong-van-co-tinh-chong-doi.html
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27-11, đại diện Công ty Nhiệt Đới (Bến Tre) cho biết, trái nhãn trồng trên cù lao An Hòa (thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) vừa được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã code nhập khẩu vào thị trường nước này, với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Đầu tháng 12-2014 tới, công ty Nhiệt Đới sẽ xuất khẩu lô nhãn đầu tiên (hơn 2 tấn) vào thị trường Mỹ.

Theo đó, nông dân tham gia sản xuất trên tinh thần tự nguyện, đồng thời được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, cơ sở vật chất khâu thiết kế vườn trong quá trình thực hiện. Dự kiến tổng kinh phí từ khi thực hiện đến được công nhận khoảng 180 triệu đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.