Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu

Cơ quan Thú y vùng VI đã thực hiện việc kiểm dịch và thu phí khoảng 2,3 triệu đồng/lô gà giống nhập khẩu (gồm các loại phí: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm: Cúm gia cầm thể độc lực cao, Bạch lỵ gà, Ho thở mạn tính ở gà; kiểm tra lâm sàng; lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu; đi lại kiểm tra, giám sát….).
Đồng thời, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II đã tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 31 nơi nuôi cách ly kiểm dịch cho các lô gà giống nhập khẩu và thu phí kiểm tra khoảng 1,6 triệu đồng/lần/nơi cách ly kiểm dịch (bao gồm chi phí cho việc kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y ở khu vực nuôi cách ly, đi lại…). Như vậy, tổng số phí tổn cho việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch 48 lô gà giống nhập khẩu là 162,6 triệu đồng (bình quân mỗi lô gà giống chỉ phải chi phí 3,38 triệu đồng).
Với các biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm đối với các lô gà giống bố mẹ nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, đến nay dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát và khống chế trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

Sinh ra trong gia đình nghèo tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu), anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông, sinh năm 1970 sớm có suy nghĩ, trăn trở tìm cách vượt khó.

Ngày 9.9, Liên minh Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”.

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.