Tìm Đầu Ra Cho Cá Bống Tượng Ở

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.
Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm HTX nuôi cá Tân Thành Tiến, cho biết, cá giống hiện nay giá 220.000 đồng/kg nhưng cá thương phẩm chỉ có 240.000 đồng/kg. Trong khi đó giá cá mồi có lúc 14 ngàn đồng. Mỗi 1 kg cá thịt cần trên 10 kg cá mồi để tăng trọng.
Vì thế, hầu hết xã viên HTX lo lắng, nếu giá cá giữ mức thấp như hiện nay thì sẽ không có lãi. Hiện diện tích nuôi cá còn lại của xã viên trên 2 ha. Các xã viên sẽ chuyển sang nuôi đối tượng khác nếu giá cá vẫn thấp.
Kỹ sư thuỷ sản Quách Chương, chuyên bán giống thuỷ sản tại Cà Mau, cho biết, hiện cá bống giống khoảng trên 200.000 đồng/kg. Trong khi đó người nuôi cá còn tốn nhiều khoản chi phí khác trong quá trình nuôi như: chi phí cá mồi, công chăm sóc, thuốc phòng trị bệnh cho cá… nhưng cá thương phẩm cũng nằm khoảng này cùng với rủi ro cao trong quá trình nuôi. Điều đó là cho nông dân khó có lãi.
Ông Mã Quy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết, 2 loại cá bống tượng và cá chình đều được các thương lái thu mua xuất sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Vì thế, việc chủ động đầu ra là rất khó khăn và nông dân hoàn toàn thụ động trước giá cả thị trường. Bên cạnh đó, người nuôi cá còn bị các thương lái bắt tay nhau ép giá để thu lợi.
Trước tình hình trên, việc tổ chức đầu mối đứng ra thu mua, giao dịch với đối tác, có hợp đồng mua bán đầy đủ cơ sở pháp lý là vấn đề cần thiết để cứu nghề nuôi cá chình, cá bống tượng hiện nay. Đồng thời, sự hỗ trợ của các ngành chức năng về chính sách được xem là giải pháp căn cơ trước mắt cho con cá bống tượng và cá chình.
Ông Mã Quy khuyến cáo: “Trước giá cả biến động bất lợi cho người dân nuôi cá bống tượng, cá chình như hiện nay thì biện pháp an toàn là nông dân nên nuôi cá ở quy mô hộ gia đình, tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, hạn chế việc thu mua cá mồi để đầu tư ở quy mô lớn. Đồng thời, tận dụng nguồn cá giống tự nhiên để hạn chế chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trước giá cả xuống thấp như hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).