Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.
Ai ngờ thời tiết diễn biến phức tạp, lạnh kéo dài, nhiều buổi sáng có sương mù nên đến nay, hơn 90% diện tích điều ở biên giới Thạnh Biên bông bị cháy khô. Nếu như những năm trước, trước tết Nguyên đán nông dân đã có điều để lượm lai rai thì nay chưa thu được hạt nào.
Anh Ngô Văn Đức ở khu phố Tân Xuân, phường Tân Xuân (TX. Đồng Xoài) chỉ có 5 sào điều ở xã Tân Phước (Đồng Phú), ngày giáp tết bận nhiều việc nhưng cũng phải vào xịt thuốc cho điều ra bông, đậu trái. Anh Đức nói: Đa phần vườn điều ở khu vực Tân Hưng, Tân Phước, Tân Lợi (Đồng Phú) đều. Không bung bông để đậu trái. Vườn điều của anh Ngô Văn Cư ở Tân Hưng với diện tích 1,5 ha có trái sớm hơn nhưng 2 ngày chỉ lượm được 12kg, bằng 50% so với năm trước.
Kỹ sư Lê Thúc Long, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt - bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: Qua khảo sát ban đầu ở khu vực Đồng Phú, biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp thì điều chịu tác động lớn của thời tiết lạnh kéo dài và nhiều nơi có sương mù làm bông đợt đầu bị héo hoặc sương không thể bung bông. Nông dân cần phun xịt hoạt chất như antonic để điều ra bông và khi có bông thì phun thuốc hỗ trợ để đậu trái, trái nhanh lớn.
Ngày 10-2, giá điều thô tươi ở các xã Đắk Ơ, Phú Nghĩa, Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) bán tại vườn là 28 ngàn đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với giá đầu mùa. Ở Đồng Phú là 26 ngàn đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với đầu mùa. Nông dân hy vọng giá điều cả vụ năm nay bình quân 25-26 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.