Bình Phước Đối Phó Với Dịch Bệnh Trên Cây Cao Su

Do những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua một số sâu bệnh đã bùng phát trên cây cao su gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) có hơn 40 ha cây cao su của nhiều hộ dân bị nhiễm nặng.
Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì triệu chứng trên là do nấm corynespora casiicola gây hại dẫn tới cây cao su bị bệnh vàng rụng lá. Gặp thời tiết bất thường như nắng nóng kéo dài, mưa lớn làm ẩm nhiệt độ và không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, lây lan nhanh, bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra vườn cây cao su để phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm. Nấm corynespora casiicola sẽ bị tiêu diệt khi người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc hexaconazole nồng độ 0,2-0,3% hoặc hỗn hợp carbendazim nồng độ 0,1-0,15%... phun với liều lượng 1 lít/ ha theo chu kỳ 10-14 ngày/lần phun và số lượng lần phun khoảng 2-3 lần.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đó là bóng compact 3 chữ U, ánh sáng màu tím, 15W. Công ty cùng Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chọn hộ ông Nguyễn Văn Thanh (trang trại Thanh Thanh), có diện tích trồng thanh long 15ha tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam triển khai.

Dự án “Thùng rác sinh học” của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đoạt giải Ứng dụng - Giải thưởng cao nhất của Cuộc thi Holcim Prize năm 2013 vừa được bàn giao cho người dân tại xã Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).

Nằm trong chương trình hoạt động hợp tác của dự án Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản Việt Nam – Đan Mạch (VIDATEC), sáng ngày 24/04/2014, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã cùng phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Hướng tới công nghệ nuôi cá tra tiên tiến”.

Cách đây 10 năm, một số người dân tại thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa giống rong nho từ Nhật Bản về trồng thử nghiệm tại địa phương. Từ đó đến nay giống cây này không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành sản phẩm xuất khẩu cho thu nhập cao.

Điển hình nhất là ở các “tổng kho gà lậu" như Kéo Kham, Khuổi Mươi, Thụy Hùng (huyện Cao Lộc) hay vùng biên gần cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), các đầu nậu buôn gà lậu khét tiếng từ trước đến nay đều không liên hệ được. Còn ở các điểm nóng tập trung nhiều "cửu gà" là người địa phương như Thụy Hùng, Dốc Quýt, Tam Lung lồng gà chất thành đống, đám "cửu gà" đang thất nghiệp.