Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.
Tại hội thảo, nông dân đã được nghe đại diện các công ty phân bón giới thiệu, hướng dẫn cách chăm sóc cây có múi ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nông dân cũng được nghe kinh nghiệm sản xuất cây có múi gắn với thị trường tiêu thụ của trang trại Phương Uyên tại tỉnh Bình Dương và mô hình trồng quýt hiệu quả của nông dân xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài).
Ông Nguyễn An Đệ, đại diện Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã phổ biến cho nông dân nhận biết về hình thái, cách gây hại và phòng trị của từng loại sâu bệnh trên cây có múi. Theo đó, việc phòng trừ sâu bệnh cần kết hợp 3 nhóm biện pháp chính: Sinh học; canh tác, giống kháng bệnh; hóa học.
Bên cạnh đó, nông dân phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại; nắm bắt được chu kỳ sống và phát triển của sâu bệnh; chọn giải pháp phòng trừ đúng và thời gian xử lý sâu bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.