Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.
Tại hội thảo, nông dân đã được nghe đại diện các công ty phân bón giới thiệu, hướng dẫn cách chăm sóc cây có múi ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nông dân cũng được nghe kinh nghiệm sản xuất cây có múi gắn với thị trường tiêu thụ của trang trại Phương Uyên tại tỉnh Bình Dương và mô hình trồng quýt hiệu quả của nông dân xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài).
Ông Nguyễn An Đệ, đại diện Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã phổ biến cho nông dân nhận biết về hình thái, cách gây hại và phòng trị của từng loại sâu bệnh trên cây có múi. Theo đó, việc phòng trừ sâu bệnh cần kết hợp 3 nhóm biện pháp chính: Sinh học; canh tác, giống kháng bệnh; hóa học.
Bên cạnh đó, nông dân phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại; nắm bắt được chu kỳ sống và phát triển của sâu bệnh; chọn giải pháp phòng trừ đúng và thời gian xử lý sâu bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

Tôm hùm có giá trị xuất khẩu, kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó việc nuôi tôm thương phẩm lại thiếu tính bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến hết quý I/2014, diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố là 2.087 ha (trong đó diện tích thả nuôi năm 2013 sẽ thu hoạch năm 2014 là hơn 1.000 ha), đạt trên 16% kế hoạch, bằng 78,43% so cùng kỳ.

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.

Cá ngừ đại dương là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Khánh Hòa. Thông qua hoạt động này, giá trị của sản phẩm đã dần được khẳng định trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.