Dừa Xiêm Lùn Lãi 30 Triệu Đ/ha/tháng

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.
Gia đình ông Úc có 4 ha đất, trước đây chủ yếu trồng lúa. Năm 2011 ông mạnh dạn chuyển đổi, đưa cơ giới vào cải tạo 1 ha để trồng thử nghiệm 460 cây giống dừa xiêm lùn Bến Tre. Sau 3 năm đã thu trái, hiệu quả vượt ngoài sự mong đợi. Hằng tháng mỗi cây cho thu ít nhất 1 buồng với số lượng khoảng 10 - 20 trái.
Theo ông, giống dừa này dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chi phí ít (hằng năm chỉ tốn khoảng 10 triệu tiền phân thuốc) nhưng nhanh thu hoạch, dừa rất sai trái (có buồng dừa hơn 20 trái), nước rất ngọt. 3 tháng mới phải xịt thuốc 1 lần và 1 năm chỉ bón phân 2 lần để thúc cây sinh trưởng. Ông Úc dự định trong năm nay sẽ mở rông diện tích trồng thêm 400 gốc và vận động người dân đầu tư trồng để đủ số lượng trái có thể ký hợp đồng tiêu thụ với DN.
Có thể bạn quan tâm

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.