Bình Định Xây Dựng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Đậu Phụng Theo Chuỗi

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định: Trung tâm đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát triển khai mô hình liên kết sản xuất đậu phụng theo chuỗi sử dụng chế phẩm sinh học, diện tích 50 ha tại các xã: Cát Hiệp (20 ha), Cát Tài (21,5 ha) và Cát Trinh (8,5 ha) trong vụ sản xuất Đông Xuân năm 2014 - 2015.
Có 245 nông dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí về giống (nông dân sử dụng giống đậu phụng L14 do Việt Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tuyển chọn) và 100% chế phẩm sinh học.
Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Hội nhập và tự do hóa thương mại, gần đây nhiều chuyên gia kinh tế đều chung nhận định: Khi tham gia vào TPP sẽ là cơ hội cho các ngành như dệt may, da giày vốn là lợi thế nhưng lại là thách thức rất lớn cho ngành chăn nuôi vốn đã có nhiều rủi ro, kém sức cạnh tranh của chúng ta.

Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán.

Chỉ mới vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bắp (ngô) chuyển gen đã và đang mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng đã có thêm 8 chi hội ND không còn hội viên nghèo, nâng tổng số chi hội không còn hộ hội viên nghèo lên 53. Có được kết quả này là nhờ các cấp Hội ND đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ hội viên, ND.