Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu lợi lớn từ vụ đầu trồng ngô chuyển gen

Thu lợi lớn từ vụ đầu trồng ngô chuyển gen
Ngày đăng: 08/10/2015

Nông dân đảm bảo sức khỏe

Đón chúng tôi ngay từ đầu cổng, ông Hồ Thanh Tuyền - nông dân ngụ tại xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, không giấu nổi sự háo hức khi kể về cơ duyên đưa mình đến với giống bắp chuyển gen NK66 Bt/GT.

Ngay sau khi biết thông tin có giống bắp biến đổi gen, ông đã ra thẳng ra đại lý mua 23kg giống về trồng trên 0,8ha ruộng của mình.

Ông bén duyên với cây bắp chuyển gen từ đó.

Ngay vụ đầu tiên, ông Nguyễn Văn Minh (ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã trồng 1,5 công ngô biến đổi gen.

Kết quả, vụ đầu tiên, ông Tuyền thu được trung bình 10 tấn hạt khô/ha, năng suất tăng đến 30% so với giống bắp thường, lợi nhuận thu được 35 triệu đồng/ha.

Nếu so với bắp lai thông thường trước giờ vẫn trồng, lợi nhuận của ông đã tăng hơn 15 triệu đồng/ha.

Điều ông tâm đắc nhất là giảm hẳn công chăm sóc. Nếu như với giống bắp thường, ông phải phun thuốc cỏ đến 2-3 lần, mỗi lần phun là một lần tốn tiền thuốc, tiền công, lại vừa lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Từ khi chuyển sang dùng giống NK66 Bt/GT, chỉ cần phun một lần duy nhất là cây đã phát triển tốt đến khi thu hoạch, hơn nữa công phun chỉ bằng một nửa vì không phải che chắn, cứ phun trùm lên cây rất thuận tiện dễ dàng.

Ông Tuyền chia sẻ: “Ngày xưa tôi với con phải xịt thuốc cỏ mất 2 ngày.

Vác cả bình thuốc nặng sau lưng, dang nắng cả ngày, bịt khẩu trang rồi nhưng mỗi lần phun xong về nhà mệt lả cả người. Giờ thì bỏ thuốc vào máy làm 15 phút là xong”.

Thời gian rảnh, ông giúp con gái trông cháu, tham gia sinh hoạt làng xã, cuộc sống nhàn hơn nhiều. “Trồng bắp chuyển gen này là tui nghĩ mình sẽ sống khỏe thêm được 5 năm nữa”- ông Tuyền hào hứng.

Còn với ông Nguyễn Văn Minh (ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), với 1,5 công ruộng, trước đây khi trồng giống bắp thường mỗi vụ  ông phải phun 4 -5 lần thuốc sâu, vậy mà sâu vẫn còn cắn phá.

Vụ này trồng bắp chuyển gen, ông chẳng phải phun lần thuốc sâu nào mà ruộng vẫn cứ sạch sâu bệnh, đến kỳ thu hoạch cũng chẳng có bắp nào bị sâu đục phá.  

Ông Ngô Văn Bao (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) lại cho rằng bắp chuyển gen không chỉ mang lại cho ông một vụ mùa bội thu mà còn là cơ hội để cải thiện kinh tế gia đình.

Vụ rồi ruộng bắp nhà ông cho năng suất trung bình 6 tấn/ha, tính ra lợi nhuận tăng thêm 4,5 triệu đồng/ha so với giống bắp thường.

Theo lời ông kể thì cây lên đều và phát triển tốt, đến khi thu hoạch rồi mà lá vẫn xanh mướt, khỏe mạnh, ruộng thì sạch bóng cỏ

. Những ruộng trồng bắp thường xung quanh thì nhiều sâu, riêng ruộng của ông thì “vạch lá tìm sâu” mãi cũng khó tìm ra con nào. Bắp trái nào trái nấy đầy và chắc hạt...

Lựa chọn mới giúp cải thiện kinh tế nông thôn

Với những lợi ích rõ rệt, bắp chuyển gen là một lựa chọn mới cho nông dân tại khu vực ĐBSCL trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Theo ước tính, cây lúa hiện chiếm gần 90% diện tích đất nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL và là nguồn thu nhập chính của hơn 74% tổng số hộ làm nông nghiệp trong toàn khu vực. Tuy nhiên, giá lúa bấp bênh khiến đời sống những hộ này gặp nhiều khó khăn.

Chưa kể, tình hình xuất khẩu lúa gạo của ta hiện đang gặp khó khăn. Vì thế, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tại khu vực ĐBSCL theo hướng gia tăng giá trị cho nông dân là việc làm cần thiết.

Nhiều mô hình chuyển đổi canh tác lúa – lúa sang luân canh lúa – bắp tại nhiều tỉnh như An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu đã cho thấy, trong điều kiện một số vùng thường thiếu nước tưới vào mùa khô, cây bắp tốn ít công chăm sóc hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài hạt dùng chế biến thức ăn gia súc, các bộ phận khác cũng được tận dụng như thân cây làm thức ăn nuôi bò, cùi bắp thì làm chất đốt, chưa kể giá bắp khá ổn định và không lo đầu ra.

Cây bắp chuyển gen thừa kế những ưu thế của cây bắp thường và bổ sung thêm lợi thế từ công nghệ sinh học, ví dụ như giống NK 66 Bt/GT có thể kháng sâu đục thân và chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.

Do đó, bắp chuyển gen có khả năng sinh trưởng tốt, bảo vệ năng suất tiềm năng của cây và mang lại lợi ích kinh tế cao. 

Công ty Syngenta Việt Nam (đơn vị đầu tiên được phép thương mại hóa bắp chuyển gen tại Việt Nam) cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chính quyền địa phương để chuyển giao công nghệ và phổ biến rộng rãi hơn nữa nhằm giúp người nông dân nâng cao năng suất và cải thiện kinh tế.    


Có thể bạn quan tâm

Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

21/10/2014
Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

21/10/2014
Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

21/10/2014
Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

21/10/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Chất Lượng Sản Phẩm Là Cốt Lõi Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Chất Lượng Sản Phẩm Là Cốt Lõi

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

21/10/2014