Bình Định: Triển Khai Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Mưa Lũ

Theo Chi cục Thú y tỉnh Bình Định, từ đầu tháng 10 đến nay, do thời tiết bất lợi, mưa lạnh kéo dài nên nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn... cao. Tại nhiều xã miền núi, vùng cao ở các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, tập quán chăn thả rông gia súc trên núi, rừng thiếu các biện pháp chăm sóc an toàn vẫn còn nhiều, dễ dẫn đến tình trạng gia súc bị lạnh chết, gây thiệt hại về kinh tế.
Chi cục Thú y tỉnh đang tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp bảo vệ đàn gia súc an toàn trong mùa mưa lũ; khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch bệnh, giám sát việc chăn nuôi thả rông trên rừng, núi; xây dựng chuồng trại đảm bảo độ ấm, nuôi nhốt gia súc khi mưa lạnh kéo dài; chủ động dự trữ thức ăn khô như rơm, cỏ khô, cám, tiêm phòng vắc xin đúng định kỳ cho gia súc.
Có thể bạn quan tâm

Đến giai đoạn này, lúa không phải là cây trồng độc tôn nữa. Chỗ nào trồng lúa tốt thì cứ trồng. Còn chỗ nào trồng lúa không tốt hoặc trồng lúa mà bán không được giá thì ta được phép chuyển đổi. Nhiều nơi đã đưa cây ăn quả vào.

Khoảng hơn 1 tháng nay, trong khi gà tiêu thụ chậm do người dân sợ dịch cúm gia cầm, thì lượng thịt lợn bán ra lại tăng đáng kể.

Đối với bà con nông dân, ngô vụ đông góp phần làm dồi dào thêm nguồn nông sản để phát triển chăn nuôi hàng hóa. Tuy nhiên, ngô vụ đông chín muộn, năng suất, sản lượng thấp đang khiến người nông dân đối mặt với nhiều khó khăn...

Do thời tiết rét đậm vào đúng thời điểm nông dân miền Bắc xuống đồng gieo sạ và cấy, nên ở nhiều nơi đã xảy ra hiện tượng mạ chết, buộc nông dân phải làm đất gieo cấy lại.

Việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa và trên toàn quốc.