Các Loại Dịch Bệnh Nguy Hiểm Trong Lĩnh Vực Thủy Sản Được Hỗ Trợ

Ngày 26/6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về các loại thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thông tư này, danh sách các loại dịch bệnhnguy hiểm đối với động vật thủy sản được hỗ trợ mở rộng hơn khá nhiều, cụ thể gồm:
a) Bệnh đốm trắng ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
b) Bệnh đầu vàng ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
c) Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
d) Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng;
đ) Bệnh hoại tử thần kinh ở cá song (cá mú), cá vược (cá chẽm);
e) Bệnh gan thận mủ ở cá tra, cá ba sa;
g) Bệnh sữa ở tôm hùm;
h) Bệnh Perkinsus đối với trường hợp tác nhân gây bệnh là Perkinsus marinus và Perkinsus olseni ở nghêu (ngao) và tu hài.
Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.