Bình Định Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.
Quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong ảnh: Vùng nuôi tôm thâm canh của xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước).
Qua khảo sát, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thống nhất chọn khu vực ven biển tại thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành, với diện tích 70 ha để xây dựng vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Đơn vị chức năng đã phân thành hai khu sản xuất gồm: khu sản xuất giống thủy sản (30 ha) và khu nuôi trồng thủy sản (40 ha). Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã đề nghị địa phương bố trí thêm khoảng 10 ha để đầu tư xây dựng Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn gần với vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Hiện Sở NN-PTNT đã báo cáo UBND tỉnh xem xét và cho chủ trương để bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường tràn lan các loại tỏi mang thương hiệu tỏi Lý Sơn khiến khách hàng rất khó phân biệt. Trong khi đó, nông dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao vì giá tỏi xuống thấp.
Trái ngược với sự lạc quan khi vải được mùa, được giá dịp đầu mùa, vài ngày trở lại đây, giá vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã giảm mạnh do thương lại Trung Quốc đột ngột rút về nước, không thu mua khiến nhiều hộ trồng vải đứng ngồi không yên.

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);