Bình Định Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.
Quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong ảnh: Vùng nuôi tôm thâm canh của xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước).
Qua khảo sát, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thống nhất chọn khu vực ven biển tại thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành, với diện tích 70 ha để xây dựng vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Đơn vị chức năng đã phân thành hai khu sản xuất gồm: khu sản xuất giống thủy sản (30 ha) và khu nuôi trồng thủy sản (40 ha). Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã đề nghị địa phương bố trí thêm khoảng 10 ha để đầu tư xây dựng Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn gần với vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Hiện Sở NN-PTNT đã báo cáo UBND tỉnh xem xét và cho chủ trương để bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Có thể bạn quan tâm

Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.

Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Hiện nay, người nuôi cá lóc tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, huyện Tam Nông đang rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang ở mức cao. Cụ thể, cá loại 200g/con trở lên giá từ 35 ngàn đồng/kg, loại 2 con/kg giá 38 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 3-5 ngàn đồng/kg so với một tháng trước.

3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.