Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong tháng 7 và tháng 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn được tỉnh hỗ trợ các bộ thiết bị và công nghệ CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác CNĐD. Chuyến biển trong tháng 7, có 10/37 con chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu trên 114 triệu đồng.
Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12.8 đến ngày 4.9), có 5 ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thu mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.
Thực tế cho thấy, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản CNĐD như đã hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm không như mong muốn. Ngoài ra, việc liên kết, chỉ đạo của các tàu cá trong mô hình không được chặt chẽ, không có tổ trưởng chỉ huy nên hoạt động của các tàu chưa được đoàn kết và thống nhất.
Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyết điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế....
Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc giao cho Sở NN-PTNT, trong tháng 9 này phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Ngư dân tham gia được vay vốn các ngân hàng thương mại để đóng mới tàu cá, mua thiết bị phục vụ khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính phủ, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho ngư dân.
Tỉnh cũng sẽ nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá của ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO có trách nhiệm mua với giá cao, nhằm khuyến khích bà con...
Có thể bạn quan tâm

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.