Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong tháng 7 và tháng 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn được tỉnh hỗ trợ các bộ thiết bị và công nghệ CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác CNĐD. Chuyến biển trong tháng 7, có 10/37 con chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu trên 114 triệu đồng.
Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12.8 đến ngày 4.9), có 5 ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thu mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.
Thực tế cho thấy, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản CNĐD như đã hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm không như mong muốn. Ngoài ra, việc liên kết, chỉ đạo của các tàu cá trong mô hình không được chặt chẽ, không có tổ trưởng chỉ huy nên hoạt động của các tàu chưa được đoàn kết và thống nhất.
Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyết điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế....
Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc giao cho Sở NN-PTNT, trong tháng 9 này phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Ngư dân tham gia được vay vốn các ngân hàng thương mại để đóng mới tàu cá, mua thiết bị phục vụ khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính phủ, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho ngư dân.
Tỉnh cũng sẽ nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá của ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO có trách nhiệm mua với giá cao, nhằm khuyến khích bà con...
Có thể bạn quan tâm

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.