Bình Đại Công Bố Dự Án Điều Chỉnh Quy Hoạch Chi Tiết Nuôi Tôm Chân Trắng

Vừa qua, UBND huyện Bình Đại tổ chức hội thảo công bố dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.
Riêng huyện Bình Đại, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 1.220 ha, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 1.790 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 11.980 tấn, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 17.850 tấn.
Các khu vực được phép nuôi tôm chân trắng gồm tiểu vùng 1A: thuộc 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thạnh Trị, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị theo ranh giới Rạch Mây, phía Tây giáp sông Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía đông giáp tỉnh lộ 883 và phía nam giáp cánh đồng Bé, diện tích toàn tiểu vùng là 1.080 ha.
Tiểu vùng 1B thuộc 2 xã Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp rạch qua cống Khém Dưới, phía Nam giáp sông Vũng Luông, phía Tây giáp đê biển và phía đông giáp tỉnh lộ 883, với diện tích 300 ha.
Tiểu vùng 1C thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đông bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sông Thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh xã Thừa Đức, với diện tích 300 ha. Ngoài ra, còn bổ sung vào quy hoạch nuôi tôm chân trắng vùng ngoài đê thuộc các xã Lộc Thuận, Phú Vang, Định Trung và Vang Quới Đông, với diện tích 110 ha.
Có thể bạn quan tâm

Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".
Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.