Bình Đại Công Bố Dự Án Điều Chỉnh Quy Hoạch Chi Tiết Nuôi Tôm Chân Trắng

Vừa qua, UBND huyện Bình Đại tổ chức hội thảo công bố dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.
Riêng huyện Bình Đại, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 1.220 ha, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 1.790 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 11.980 tấn, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 17.850 tấn.
Các khu vực được phép nuôi tôm chân trắng gồm tiểu vùng 1A: thuộc 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thạnh Trị, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị theo ranh giới Rạch Mây, phía Tây giáp sông Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía đông giáp tỉnh lộ 883 và phía nam giáp cánh đồng Bé, diện tích toàn tiểu vùng là 1.080 ha.
Tiểu vùng 1B thuộc 2 xã Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp rạch qua cống Khém Dưới, phía Nam giáp sông Vũng Luông, phía Tây giáp đê biển và phía đông giáp tỉnh lộ 883, với diện tích 300 ha.
Tiểu vùng 1C thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đông bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sông Thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh xã Thừa Đức, với diện tích 300 ha. Ngoài ra, còn bổ sung vào quy hoạch nuôi tôm chân trắng vùng ngoài đê thuộc các xã Lộc Thuận, Phú Vang, Định Trung và Vang Quới Đông, với diện tích 110 ha.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hiện đang bước vào vụ thu hoạch lúa ĐX 2013-2014. Mặc dù năm nay năng suất lúa cao hơn mọi năm, nhưng bà con vẫn buồn thiu vì giá lúa liên tục giảm.

Trong nuôi tôm nước lợ, việc dùng thuốc sát trùng trong quá trình chuẩn bị cũng như quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm phát triển tốt là điều không thể tránh khỏi.

Tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó.

Bỏ ngoài tai lời khuyên can của gia đình, thạc sĩ Văn Tiến Hựu (ở 118 An Dương Vương, TP.Huế) chuyển sang trồng nấm, dù đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chiều 17/3, tại tỉnh Trà Vinh đã diễn ra lễ ký kết dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp” giữa Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) với Cty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC).