Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến Thú Chơi Thành Nguồn Lợi

Biến Thú Chơi Thành Nguồn Lợi
Ngày đăng: 18/02/2014

Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.

Chính sự đam mê ấy đã nuôi trong anh niềm khao khát trở thành người trồng lan, để giờ đây anh trở thành chủ vườn lan hơn 4.000m2 với hơn 15.000 gốc lan các loại.

Anh Hiếu kể: Trước đây, thỉnh thoảng anh lại mua vài chậu lan về chơi như một thú vui tao nhã. Năm 2005, số lượng lan của anh lên đến hơn 300 chậu, và nghề trồng lan của anh cũng bắt đầu từ đó.

Năm 2006, từ tiền tích góp của gia đình và mượn thêm bạn bè, anh mua 2.000 chậu lan Dendro về trồng. Sau 7 tháng chăm sóc, lứa lan đầu tiên ấy anh thắng lợi, lãi hơn 30 triệu đồng. Anh tiếp tục mở rộng diện tích, thế chấp đất vay ngân hàng 350 triệu đồng để mua 5.000 chậu về trồng, không ngờ đợt này lan bị sâu bệnh, thối rữa nên thất bại.

Không bỏ nghề mà mình đã đam mê, anh Hiếu thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Hội ND và Trung tâm Hỗ trợ ND thành phố tổ chức. Để có thêm kiến thức, anh lên Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương và sang Thái Lan… tham quan và học thêm kinh nghiệm.

Hiện, vườn lan của anh Hiếu có diện tích hơn 4.000m2 với hơn 13.000 gốc, hàng năm cho anh lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Anh Hiếu còn trồng thêm 80 chậu mai, 150 chậu sứ Thái Lan để bán vào dịp Tết Nguyên đán.

Không chỉ trồng lan giỏi, anh luôn trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con muốn theo nghề trồng lan. Anh đã ủng hộ 2 suất học bổng cho trò nghèo (mỗi suất 1 triệu đồng), 30 phần quà và tiền mặt, trị giá 100.000 đồng/suất tặng bà con nghèo trong dịp Tết Nguyên đán, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ ND xã...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cua Biển Trong Rừng Ngập Mặn Ở Quảng Ninh Nuôi Cua Biển Trong Rừng Ngập Mặn Ở Quảng Ninh

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

21/05/2013
Mô Hình Nuôi Thỏ Bước Đầu Giúp Dân Thoát Nghèo Mô Hình Nuôi Thỏ Bước Đầu Giúp Dân Thoát Nghèo

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

21/05/2013
Thu Nhập Ổn Định Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Thu Nhập Ổn Định Từ Chăn Nuôi Bò Sữa

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.

21/05/2013
Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

23/05/2013
Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà Tồn Đọng 1 Triệu Con Gà

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

23/05/2013