Biến Thú Chơi Thành Nguồn Lợi

Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.
Chính sự đam mê ấy đã nuôi trong anh niềm khao khát trở thành người trồng lan, để giờ đây anh trở thành chủ vườn lan hơn 4.000m2 với hơn 15.000 gốc lan các loại.
Anh Hiếu kể: Trước đây, thỉnh thoảng anh lại mua vài chậu lan về chơi như một thú vui tao nhã. Năm 2005, số lượng lan của anh lên đến hơn 300 chậu, và nghề trồng lan của anh cũng bắt đầu từ đó.
Năm 2006, từ tiền tích góp của gia đình và mượn thêm bạn bè, anh mua 2.000 chậu lan Dendro về trồng. Sau 7 tháng chăm sóc, lứa lan đầu tiên ấy anh thắng lợi, lãi hơn 30 triệu đồng. Anh tiếp tục mở rộng diện tích, thế chấp đất vay ngân hàng 350 triệu đồng để mua 5.000 chậu về trồng, không ngờ đợt này lan bị sâu bệnh, thối rữa nên thất bại.
Không bỏ nghề mà mình đã đam mê, anh Hiếu thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Hội ND và Trung tâm Hỗ trợ ND thành phố tổ chức. Để có thêm kiến thức, anh lên Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương và sang Thái Lan… tham quan và học thêm kinh nghiệm.
Hiện, vườn lan của anh Hiếu có diện tích hơn 4.000m2 với hơn 13.000 gốc, hàng năm cho anh lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Anh Hiếu còn trồng thêm 80 chậu mai, 150 chậu sứ Thái Lan để bán vào dịp Tết Nguyên đán.
Không chỉ trồng lan giỏi, anh luôn trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con muốn theo nghề trồng lan. Anh đã ủng hộ 2 suất học bổng cho trò nghèo (mỗi suất 1 triệu đồng), 30 phần quà và tiền mặt, trị giá 100.000 đồng/suất tặng bà con nghèo trong dịp Tết Nguyên đán, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ ND xã...
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.