Biến Sóng Biển Thành Điện

Các nhà khoa học trên thế giới đang hướng đến một nguồn năng lượng thay thế với tiềm năng vô hạn ở đại dương - năng lượng sóng biển.
Tiềm năng lớn
Trong số các nguồn năng lượng tái sinh, năng lượng sóng biển chưa được tận dụng nhiều, mặc dù người ta đều biết hiệu suất chuyển hóa thành điện của nguồn năng lượng này là cao nhất. Năng lượng điện từ sóng biển đã được thử nghiệm nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được thành công. Đến nay, khi khoa học công nghệ phát triển và thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề biến đổi khí hậu gây ra thì các nhà khoa học tin tưởng rằng có thể hoàn toàn thay đổi được điều này.
Giáo sư Annette von Jouanne thuộc Đại học Oregon, Mỹ cho biết, các đại dương có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp năng lượng cho cả thế giới. Nếu 0,2% tiềm năng của biển được khai thác để sản xuất điện, nó có thể sản xuất đủ năng lượng để cung cấp cho toàn thế giới.
Đạt hiệu suất 99% từ thiết bị mới
Mới đây, các nhà khoa học tại Học viện Không quân Mỹ (USAFA) đã hoàn thành một thí nghiệm quy mô lớn về việc vận hành một thiết bị chuyển hóa năng lượng sóng biển thành điện năng. Những kết quả bước đầu đã cho thấy hoàn toàn có khả năng chế tạo được một cỗ máy với hiệu suất chưa từng có.
Quá trình thử nghiệm thiết bị chuyển hóa năng lượng đã chứng minh sự hợp lý của cơ cấu và khả năng đạt được hiệu suất 99%, tính trên mô hình máy tính. Thực tế, thiết bị có khả năng thu nhận năng lượng, dập tắt sóng biển và chuyển gần như hoàn toàn năng lượng đó thành điện năng.
Dự án triển khai công nghệ chuyển hóa sóng biển đã khởi động từ năm 2008. Lần đầu tiên trên thế giới, một thiết bị chuyển hóa hoạt động trong tình trạng nhúng chìm dưới mặt nước đã được thử nghiệm với quy mô 1:300 so với quy mô của thiết bị công nghiệp tương lai. Hiện nay USAFA đã thử nghiệm một thiết bị liên hoàn, quy mô 1:10 so với thiết bị công nghiệp sau này. Đây là bước cuối cùng trước khi một cỗ máy hoàn chỉnh đúng với kích thước thực được xây dựng ngoài biển.
Tiềm năng điện sóng biển ở Việt Nam
Các kết quả tính toán cho thấy, năng lượng sóng dọc dải ven bờ của Việt Nam rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m, mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Vịnh Gành Rái ở Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km, tiềm năng GWh, hiệu suất GWh/km để xây dựng nhà máy thủy điện, thủy triều..
Có thể bạn quan tâm
-4712102.jpg)
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.

Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.

Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.

Trong thời điểm dịch bệnh trên vật nuôi như hiện nay, một mô hình chăn nuôi mới đang dần mở ra hướng tích cực, bởi ít gặp rủi ro lại nhẹ công chăm sóc. Đó là mô hình chăn nuôi trăn của một số hộ dân thuộc ấp Thượng, xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.