Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao

Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao
Ngày đăng: 29/07/2015

Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng ca cao. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết, nhất là biện pháp tỉa cành tạo tán, theo thông tin từ Trạm Khuyến nông Châu Thành (Hậu Giang).

Điều chỉnh cây che bóng: cắt các cành sà, cành vươn xa làm ảnh hưởng sự phát triển tán ca cao, đảm bảo bộ tán cây ca cao nhận được tối thiểu 60% ánh sáng để cây quang hợp tốt, tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả.

Mục đích của việc tỉa cành tạo tán là tạo tán cây cân đối, tránh đỗ ngã, dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, giảm cạnh tranh dinh dưỡng, tập trung dinh dưỡng nuôi thân và trái, để phòng trừ sâu bệnh, giúp vườn ca cao có năng suất cao và bền vững.

Tỉa cành giai đoạn kinh doanh cần tỉa chồi vượt mọc ra từ gốc ghép, thân chính. Tỉa các cành sâu bệnh, để tránh lây lan mầm bệnh cho trái và thân. Tỉa các cánh có xu hướng hướng vào thân chính. Tỉa các cành nhỏ bên trong thân và cành cấp 1 để vườn thông thoáng. Khống chế chiều cao của vườn cây từ 3,5m trở lại bằng cách thường xuyên hạm ngọn.

Lưu ý khi tỉa cành: tỉa cành lấy năng suất (lần 1) bắt đầu sau khi kết thúc thu hoạch, tốt nhất khi mưa đầu mùa khoảng 15 ngày. Tỉa cành duy trì (lần 2): khoảng tháng 9 - 10, trước khi kết thúc mùa mưa 1 - 2 tháng.

Tỉa thường xuyên (quanh năm): cành tăm, cành sâu bệnh, chồi vượt, cành xà thấp… khi chăm sóc hàng ngày. Không tỉa quá mạnh tay, để trống tán đối với những vườn không che bóng.

Không nên tỉa hết cành cấp 2, cấp 3 và để quá nhiều thân trên 1 cây. Cần bổ sung chồi mới đối với những cây trống thân. Phải cưa sát và bôi thuốc gốc đồng sau khi cắt bỏ các cành lớn, theo thông tin từ Trung tâm phát triển cộng đồng CDC.


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương

Đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân La Tình gồm 4 chiếc và 1 chiếc của ngư dân Nguyễn Quê mang số hiệu BĐ 96776 TS cùng ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn-Bình Định) đã đồng loạt cập bến tại Cảng cá Quy Nhơn với những khoang tàu trĩu nặng cá.

10/12/2014
Cá Lóc Cá Lóc "Sạch" Bán Chạy

Hiện nay nước lũ đang rút, cũng là lúc cao điểm người dân thu hoạch cá bán. Cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức giá từ 35.000 - 36.000đ/kg (cá có trọng lượng từ 200 gram/con trở lên). Người nuôi cá có thể đạt mức lãi từ 5.000 -7.000đ/kg cá thương phẩm.

10/12/2014
Người Đàn Ông Khmer Làm Giàu Nhờ Thả Rắn Trong Vườn Người Đàn Ông Khmer Làm Giàu Nhờ Thả Rắn Trong Vườn

Theo lời ông, hai vợ chồng trước đây chuyên sống bằng nghề ruộng rẫy nhưng gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Đã vậy, ông lại không may bị tai biến phải nằm viện suốt 1 năm trời nên khó khăn càng chồng chất. Sau khi khỏi bệnh, ông định tìm một việc gì nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhưng tìm mãi vẫn không được.

10/12/2014
Xây Dựng Mô Hình Nuôi Thủy Sản Thâm Canh Ứng Dụng Công Nghệ Cao Xây Dựng Mô Hình Nuôi Thủy Sản Thâm Canh Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

10/12/2014
Xuất Hiện Cá Bông Lau Trên Sông Xuất Hiện Cá Bông Lau Trên Sông

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

10/12/2014