Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc gây hại nặng cho lúa bởi chúng có thể cắn trụi tới tận gốc khiến cây khó có khả năng phục hồi. Để diệt trừ có hiệu quả đối tượng dịch hại này, kỹ sư Nguyễn Văn Hà – Phòng Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Trước khi làm đất cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại là nơi ốc cư trú lây truyền sang vụ sau. Dùng tay hoặc dùng lưới cào bắt ốc. Khi gieo sạ nên đánh rãnh thoát nước, ốc tập trung vào rãnh nên dễ dàng bắt ốc bằng tay.
- Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng cấy hoặc cho nước vào ruộng lúa đang sinh trưởng, phát triển cần phải sửa dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập.
- Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như xơ quả mít, dây lá khoai lang, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải...
- Quây ruộng có ốc, cho vịt vào nhốt không cho ăn trong một ngày, vịt sẽ mò bắt hết ốc nhỏ, trứng ốc trong ruộng.
- Khi mật độ ốc bươu vàng trên 2 con/m2 thì bà con phải dùng thuốc hóa học để diệt trừ. Sử dụng các loại thuốc ít độc hại với tôm, cá như: Dioto 250EC, Pazol 700WP, Clodan supe 700WP, Mosade 70WP. Phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Thời điểm phun thuốc tốt nhất là trước khi cấy lúa hoặc sau khi lúa hồi xanh, nên tháo cạn ruộng xâm xấp nước, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hoặc dưỡng lúa. Bà con nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

Hơn 3 tháng trở lại đây, mô hình kết bè nuôi ốc cháy (một đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) phát triển khá mạnh ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.