Tăng cường quản lý tôm giống

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng nhìn nhận, hiện còn nhiều khó khăn do một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống chưa chấp hành tốt việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất trại, không trình báo trạm kiểm dịch khi vận chuyển tôm giống nhập tỉnh. Chưa chấp hành tốt quy định của Nhà nước về xử lý tôm giống không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường, cũng như không thực hiện việc công bố tiêu chuẩn giống áp dụng cho cơ sở.
Nông dân thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân đang chăm sóc tôm nuôi.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các tỉnh tổ chức thu gom tôm giống không đảm bảo chất lượng từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đóng lại thương hiệu của cơ sở mình đi phân phối, cung cấp cho người nuôi tại Cà Mau, gây khó khăn cho công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc tôm giống nhập tỉnh. Còn tại Cà Mau, có cơ sở ươm dưỡng nhưng không đảm bảo điều kiện kinh doanh, vệ sinh thú y. Tôm giống có nguồn gốc không rõ ràng, thu gom từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với giá rẻ nên kích thích người nuôi tôm mua nhiều, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và kéo dài, gây khó khăn cho ngành chức năng trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Ðó là những vấn đề “nóng” được các ngành, các cấp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống có uy tín tìm giải pháp khắc phục và đẩy lùi tôm giống kém chất lượng, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống có chất lượng phát huy, đảm bảo cho người dân được tiếp cận con giống chất lượng.
Ông Dương Hùng, Công ty Tôm giống Dương Hùng, cho rằng, nếu nông dân nuôi không thành công thì doanh nghiệp sản xuất tôm giống cũng không thể hoạt động. Do đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống cần cùng nhau hỗ trợ nông dân, liên kết và cung cấp tôm giống trực tiếp đến nông dân thông qua tổ hợp tác, HTX. Cần đưa kỹ sư xuống tập huấn kỹ thuật từ cách ươm nuôi đến chăm sóc, quản lý tôm trong suốt vụ nuôi.
Ông Châu Công Bằng cho biết thêm, để làm được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất tôm giống phải chủ động liên kết lại với nhau. Cùng với sự chỉ đạo của sở trong việc tăng cường quản lý thông qua việc kiểm tra, thanh tra của các bộ phận thú y mới khắc phục được tình trạng làm ăn gian dối, kinh doanh tôm giống kém chất lượng như đã qua.
Theo các giải pháp trên, một giải pháp khá quan trọng được hơn 20 doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh thống nhất cao; đó là cùng xây dựng mô hình hỗ trợ nông dân trong tổ hợp tác, HTX từ con giống, kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ nông dân trả chậm tiền con giống. Ðồng thời, những nơi doanh nghiệp chọn đầu tư, Chi cục Thú y tỉnh khảo sát đánh giá hiện trạng chọn mô hình, hướng dẫn nông dân; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với doanh nghiệp sản xuất, cung cấp tôm giống tổ chức tập huấn kỹ thuật gắn với hiện trường.
Với mô hình điểm trên, nông dân và doanh nghiệp đều được lợi thông qua sự liên kết. Ðồng thời, Chi cục Thú y sẽ chủ động liên kết với doanh nghiệp thu mua để tạo đầu ra, tạo thành chuỗi liên kết toàn diện. Từ đó tạo lòng tin cho người dân và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. Sở NN&PTNT tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để người dân được tiếp cận mô hình nuôi tôm ngày càng bền vững hơn./.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) có diện tích lớn nuôi cá trong ruộng tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi cá trong ruộng, chiếm 3.300 ha mặt nước.

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.