Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế

Sinh năm 1989, đến nay, anh Sáng đã có gần 5 năm gắn bó với công tác Đoàn. Là người con dân tộc Dao sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao nguyên đá, chứng kiến cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy người dân nơi đây, anh Sáng đã bao lần trăn trở làm sao thoát nghèo, để cuộc sống trở nên khấm khá hơn. Sau khi tìm hiểu kỹ các giống vật nuôi, cây trồng; thấy con dê phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi dê thịt.
Ban đầu đàn dê nhà anh chỉ có 10 con, nhưng đến nay, sau gần 1 năm dàn dê đã phát triển lên đến 30 con. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và tuân thủ đầy đủ về phòng, chống dịch bệnh nên đàn dê nhà anh sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Theo anh Sáng thì dê là con vật dễ nuôi, nhân đàn nhanh, ít bị dịch bệnh và giá bán dê thịt trên thị trường khá cao, dao động từ 110.000 đến 130.000 đồng/kg. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ vay vốn Ngân hàng CSXH huyện để phát triển đàn dê lên khoảng 60 con. Ngoài nuôi dê, gia đình anh còn kết hợp nuôi trâu, lợn, gà. Năm 2014, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Sáng cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Thấy mô hình chăn nuôi của anh Sáng đem lại hiệu quả, nhiều hộ trong thôn cũng học tập và mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi.
Bên cạnh đó, là một Bí thư Đoàn xã anh Sáng xác định mình phải gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh thường xuyên quan tâm đến đời sống của đoàn viên, thanh niên ở địa phương, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của mình, động viên đoàn viên, thanh niên tích cực phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Với những đóng góp không nhỏ cho phong trào thanh niên ở địa phương, nhiều năm liền, anh Sáng vinh dự được Huyện đoàn Yên Minh tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí, nghị lực và bầu nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ, anh Sáng đã dần khẳng định mình và từng bước vươn lên trong cuộc sống, là tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên học tập và noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.