Bị Quỵt Tiền Bán Cá, Còn Lãnh Án Tù Treo

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Theo hồ sơ vụ án, thông qua môi giới của Trần Văn Minh (ngụ Châu Phú), ngày 9-11-2013, Nguyễn Hoàng Phước, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phước Phát Lợi (phường 9, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long) đến xã Hòa Lạc ký hợp đồng mua 120 tấn cá tra của La Văn Hạp, với giá 23.000 đồng/kg. Phước thỏa thuận trả cho Hạp một tỷ đồng ngay sau khi cân cá và sẽ trả hết số tiền còn lại sau 30 ngày. Tuy nhiên, sau khi cân trên 110 tấn cá trị giá hơn 2,5 tỷ đồng, Phước không ký nhận mà nhờ Minh ký thay. Sau đó, Phước chỉ trả 850 triệu đồng, rồi tìm cách né tránh.
Ngày 28-12-2013, phát hiện Phước đến xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) mua cá, Hạp cùng Bòn (anh rể Minh) bắt giữ Phước chở ra biên giới dọa đưa sang Campuchia. Tuy nhiên, Công ty TNHH Phước Phát Lợi vẫn không trả tiền, Hạp và Bòn chở Phước đến Công an xã Hòa Lạc (Phú Tân) trình báo. Sau đó, công ty của Phước bán cấn nợ cá tra thành phẩm cho Hạp hơn 500 triệu đồng. Ngày 20-3-2014, Hạp và Bòn bị khởi tố điều tra về hành vi “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.