Bị Quỵt Tiền Bán Cá, Còn Lãnh Án Tù Treo

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Theo hồ sơ vụ án, thông qua môi giới của Trần Văn Minh (ngụ Châu Phú), ngày 9-11-2013, Nguyễn Hoàng Phước, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phước Phát Lợi (phường 9, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long) đến xã Hòa Lạc ký hợp đồng mua 120 tấn cá tra của La Văn Hạp, với giá 23.000 đồng/kg. Phước thỏa thuận trả cho Hạp một tỷ đồng ngay sau khi cân cá và sẽ trả hết số tiền còn lại sau 30 ngày. Tuy nhiên, sau khi cân trên 110 tấn cá trị giá hơn 2,5 tỷ đồng, Phước không ký nhận mà nhờ Minh ký thay. Sau đó, Phước chỉ trả 850 triệu đồng, rồi tìm cách né tránh.
Ngày 28-12-2013, phát hiện Phước đến xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) mua cá, Hạp cùng Bòn (anh rể Minh) bắt giữ Phước chở ra biên giới dọa đưa sang Campuchia. Tuy nhiên, Công ty TNHH Phước Phát Lợi vẫn không trả tiền, Hạp và Bòn chở Phước đến Công an xã Hòa Lạc (Phú Tân) trình báo. Sau đó, công ty của Phước bán cấn nợ cá tra thành phẩm cho Hạp hơn 500 triệu đồng. Ngày 20-3-2014, Hạp và Bòn bị khởi tố điều tra về hành vi “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.